Có bầu 3 tháng bị đau lưng phải làm thế nào?

Có bầu 3 tháng bị đau lưng là một tình trạng phổ biến khi mang thai nhưng các bà bầu cũng nên chú ý. Vậy khi có bầu bị đau lưng phải làm thế nào? Đây có lẽ là vấn đề khiến cho nhiều người phải băn khoăn và lo lắng. Các bà bầu hãy tham khảo ngay một số gợi ý dưới đây của chúng tôi để giảm thiểu được tình trạng đau lưng trong suốt thai kỳ nhé!

có bầu 3 tháng bị đau lưng

Các bà bầu thường xuyên phải chịu những cơn đau lưng khó chịu, nhất là có bầu 3 tháng bị đau lưng. Nguyên nhân dẫn đến các cơn đau lưng của bà bầu có thể là do cân nặng của thai nhi ngày càng tăng lên, làm cho trọng tâm cơ thể của bà bầu bị thay đổi. Đặc biệt là trong thời gian này, cơ thể của bà bầu cũng tiết ra hormon làm giãn ở vùng xương chậu, kéo theo đó là sự tác động đến các dây chằng và làm các khớp xương trở nên lỏng hơn gây ra tình trạng đau lưng. Để hạn chế và giảm thiểu được tình trạng có bầu bị đau lưng, các bà bầu hãy tham khảo những lời khuyên hữu ích của chúng tôi.

Giữ tư thế đúng chuẩn

có bầu 3 tháng bị đau lưng phải làm sao

Khi bụng của bà bầu ngày càng lớn dần cùng với sự phát triển của thai nhi, trọng tâm của cơ thể sẽ đẩy về phía trước. Như vậy, có thể bà bầu lúc này sẽ có xu hướng ngã về phía sau để giữ thăng bằng. Vô tình sẽ khiến cho các cơ và dây chằng ở vùng thắt lưng tạo ra áp lực. Ngoài ra, nó còn làm cong khớp xương và làm cho có bầu bị đau lưng.

Các bà bầu hãy chú ý luôn điều chỉnh tư thế của mình như sau:

Khi đứng, bà bầu nên dang rộng hai chân vừa phải để giúp giữ được thăng bằng, tạo cho mình sự thoải mái nhất. Nếu bạn hay đứng hay ngồi làm việc quá lâu trong thời gian dài, hãy sử dụng một chiếc ghế nhỏ để kê chân. Nhưng tốt nhất là bà bầu vẫn nên dành thời gian nghỉ ngơi thật hợp lý.

Lựa chọn các sản phẩm hỗ trợ

Bạn có thể sử dụng ghế dành riêng cho bà bầu để hỗ trợ cho vùng lưng cũng là một ý tưởng không tệ chút nào. Hay đơn giản, bà bầu chỉ cần sử dụng một chiếc gối nhỏ lót sau lưng khi ngồi để tạo cho mình cảm giác êm ái và dễ chịu cho vùng thắt lưng.

Lúc này, bà bầu nên ưu tiên chọn những đôi giày có đế bằng và thấp, chống trơn trượt và ôm vừa toàn bàn chân. Tránh đi giày cao gót vì nó sẽ làm cho cơ thể bị dồn về phía trước gây đau lưng.

Nâng đúng cách

Có nhiều người vẫn hay có thói quen cúi gập người xuống để nhấc hay nhặt các vật rơi trên sàn nhà và điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến vùng lưng. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên rằng, khi bà bầu muốn nhặt các vật rơi trên sàn thì bạn nên ngồi xổm xuống và sử dụng lực của đôi chân chứ không nên khom người xuống. Nhưng tốt nhất là bạn nên nhờ những người xung quanh, đặc biệt là khi bước vào những tháng cuối của thai kì.

Nằm nghiêng khi ngủ

Khi ngủ, bà bầu không nên nằm ngửa để tránh gây thêm áp lực lên vùng thắt lưng. Còn khi nằm nghiêng, nó không chỉ có tác dụng giảm được các cơn đau lưng khi mang thai mà còn tốt cho tuần hoàn máu. Tư thế hợp lý mà chúng tôi muốn khuyên các bà bầu là bạn nên nằm nghiêng sang trái, co 1 hay cả 2 đầu gối đều được. 

Chườm nóng/lạnh hay massage

Dù chưa có các nghiên cứu khẳng định các phương pháp chườm nóng/lạnh hay massage có hiệu quả, nhưng trên thực tế thì đã có nhiều bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều khi tắm bằng nước ấm hay khi được chườm lạnh. Bên cạnh đó, việc massage cũng giúp cho có bầu bị đau lưng trở nên dễ chịu hơn.

Rèn luyện thể chất phù hợp

có bầu bị đau lưng

Việc luyện tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp cho cột sống của bạn luôn chắc khỏe và giúp giảm đau lưng hiệu quả khi mang thai. Các chuyên gia thường đưa ra lời khuyên cho các bà bầu là nên thực hiện các hoạt động thể thao nhẹ, như bơi lội, đạp xe hay đi bộ,… Đồng thời, các bài tập vật lý trị liệu bao gồm căng cơ cũng rất hữu ích cho giảm thiểu tình trạng đau lưng khi mang thai.

Hướng dẫn thực hiện:

Cân nhắc các liệu pháp bổ sung

Có một số nghiên cứu cho rằng: việc châm cứu hoặc nắn khớp xương sẽ giúp giảm đau lưng khi mang thai hiệu quả. Nhưng cũng cần phải có sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ nếu bà bầu bị đau lưng muốn áp dụng. 

Qua những chia sẻ trên đây thì chắc hẳn các bà bầu đã biết có bầu bị đau lưng phải làm thế nào rồi. Nhưng để đảm bảo an toàn tuyệt đối, các bà bầu nên thăm khám định kỳ thường xuyên để đảm bảo cho quá trình sinh nở sắp đến của mình. Chúc các bà bầu luôn có một sức khỏe thật tốt nhé!

Bà bầu có thể cân nhắc sử dụng ghế massage trong suốt thời gian thai kì để tránh tình trạng đau lưng, vai, toàn thân... Một chiếc ghế massage Nhật Bản với hệ thống túi khí hiện đại sẽ giúp bà bầu giảm căng thẳng ngay tại nhà. Để biết thêm về sản phẩm các bạn có thể gọi cho chúng tôi qua hotline bên dưới hoặc có thể đến các showroom của Okasa trên toàn quốc để thử trải nghiệm ghế massage trước khi quyết định mua hay không mua.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Chậm kinh 4 ngày và đau bụng dưới, đau lưng

Chậm kinh 4 ngày và đau bụng dưới đau lưng là một trong những trường hợp mà rất chị em gặp phải hiện nay. Vậy thì tình ...

Cách mát xa giảm sưng mắt hiệu quả tại nhà

Sưng mắt sẽ khiến cho đôi mắt của bạn bị sưng húp lên và trông kém tươi tắn hơn cả. Nhưng đây là một bệnh lý không gây ...

Mát xa giảm nếp nhăn khóe miệng

Làn da bị lão hóa và những nếp nhăn xuất hiện khiến cho chị em đánh mất sự tự tin mỗi khi giao tiếp. ...

Mát xa mặt bằng mật ong có những lợi ích ...

Bạn có thể đã biết rằng chất ngọt rất tốt trong việc chống lại cảm lạnh và hydrat hóa tóc của bạn, nhưng có một số lợi ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...