Huyết áp cao là bệnh lý khá phổ biến ở người già, tuy nhiên ngày nay rất nhiều người trẻ cũng bị bệnh tăng huyết áp. Hyết áp tăng không có biểu hiện rõ ràng nếu không đo huyết áp. Rất nhiều trường hợp chỉ phát hiện mình bị tăng huyết áp khi biến chứng đã xảy ra và để lại di chứng nặng nề.
Thế nào là tăng huyết áp?
Tăng huyết áp là tình trạng máu lưu dưới một áp lực cao hơn mức bình thường, nó tác động lên thành động mạch khiến tim phải làm việc vất vả hơn. Điều này có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho tim và động mạch.
Tìm hiểu về các chỉ số về huyết áp
Ở người bình thường sẽ có mức huyết áp được xác định 120/80 mmHg. Tuy nhiên, trạng thái huyết áp có lợi nhất cho tim mạch được tính ở mức dưới 105/60 mmHg.
Nếu một người thường xuyên kiểm tra huyết áp và chỉ số huyết áp thường xuyên bằng hoặc > 140/90 mmHg, thì người đó có dấu hiệu bị tăng huyết áp.
Khi chỉ số huyết áp của mỗi người được duy trì ở mức bình thường sẽ đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như tim, não bộ, thận... bởi vì huyết áp sẽ ảnh hưởng tổng quát đến cơ chế vận hành của toàn cơ thể.
Theo dõi số đo huyết áp là vô cùng cần thiết và quan trọng bởi các chỉ số huyết áp sẽ cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe của mỗi người.
Tăng huyết áp được đánh giá là yếu tố nguy hiểm bởi bệnh có diễn biến thầm lặng và hầu như không có bất cứ biểu hiện nào. Do vậy, chỉ có thể phòng ngừa và kiểm soát bệnh tăng huyết áp bằng cách chủ động và thường xuyên theo dõi số đo huyết áp.
Những tác động do tăng huyết áp gây ra
Tăng huyết áp tác động đến tim
Khi huyết áp tăng cao sẽ tăng gánh nặng cho tim và hệ thống động mạch trong cơ thể. Nếu tim phải hoạt động quá sức trong một thời gian dài sẽ khiến tim phình to, thành tim bị dày lên và dẫn đến suy tim.
Tăng huyết áp gây ảnh hưởng đến động mạch
Huyết áp tăng là yếu tố nguy cơ thúc đẩy và góp phần gây ra xơ vữa động mạch. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng tim mạch như:Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành mạn tính…
Huyết áp tăng cao gây tổn thương thận và mắt
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi huyết áp tăng cao sẽ có thể gây tổn thương cho thận và mắt.
Những người tăng huyết áp nếu không kiểm soát được sẽ có nguy cơcao tăng bệnh mạch vành gấp 3 lần, suy tim tăng 6 lần và đột quỵ tăng 7 lần...
Điều trị hiệu quả bệnh lý tăng huyết áp
Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Hãy bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày thêm rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và chế phẩm sữa ít béo… sẽ giúp tăng kali, canxi, magie và axit béo omega-3 và ngăn ngừa tăng huyết áp hiệu quả.
Hạn chế tối đa lượng muối đưa vào cơ thể, hãy ăn càng nhạt sẽ càng tốt cho huyết áp.
Tuân thủ lối sống lành mạnh
Hạn chế uống rượu bia;
Không hút thuốc lá;
Tránh thức khuya sẽ ảnh hưởng tới huyết áp;
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao. Hãy dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập và vận động.
Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân béo phì.
Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc
- Thuốc lợi tiểu
Một số thuốc lợi tiểu như furrosemide, hydrochlorothiazide sẽ có tác dụng làm giảm lượng muối thừa và nước trong tim, giúp hạ huyết áp.
Tuy nhiên, thuốc này có tác dụng phụ gây yếu cơ,chuột rút, suy nhược, loạn nhịp tim…và có thể khiến người bệnh đi tiểu nhiều.
- Thuốc chẹn beta giao cảm
Đó là một số loại thuốc như: propranolol, carvedilol, metoprolol, bisoprolol... có tác dụng điều trị rối loạn nhịp tim, và hạ huyết áp
Thuốc gây tác dụng phụ khiến người bệnh chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, chân tay lạnh, và rối loạn cương dương.
- Thuốc chẹn kênh canxi
Loại thuốc này có tác dụng làm chậm dòng canxi vào trong tế bào cơ tim và mạch máu, giúp giảm co bóp cơ tim và hạ dần huyết áp.
Tác dụng phụ của thuốc khiến người bệnh có thể bị phù chân, chóng mặt, giảm nhịp tim và táo bón.
- Thuốc ức hệ Renin - chế angiotensin
Với 2 nhóm thuốc là:Thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin và Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II.Cả 2 nhóm thuốc này đều có tác dụng làm ức chế hormone gây co mạch.
Thuốc có thể gây tác dụng phụ làm tăng lượng kali, suy cơ, loạn nhịp tim, tụt huyết áp… khiến người bệnh choáng váng và ngất xỉu.
=> Lưu ý: Dòng thuốc này thường được chỉ định cho bệnh nhân trẻ tuổi, không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
- Một số loại thuốc điều trị huyết áp khác
Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc khác có tác dụng giãn mạch máu, thuốc chẹn alpha giao cảm, thuốc ức chế thần kinh trung ương…. Theo sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ.
Để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến huyết áp và tim mạch cần có chế độ ăn uống khoa học, vận động hợp lý, kết hợp với massage trị liệu (hoặc sử dụng ghế massage tại nhà).