Hội chứng chuyển hoá là nhóm bệnh lý có khả năng dẫn đến bệnh tim mạch hoặc bệnh tiểu đường type 2. Nhóm bệnh lý chuyển hóa thường gặp như: Bệnh cao huyết áp, tăng đường huyết, lượng cholesterol trong máu cao bất thường...
Hội chứng chuyển hóa thường không có triệu chứng cụ thể bởi các bệnh của hội chứng này như: bệnh cao huyết áp, đường huyết cao và cholesterol trong máu cao cũng không có triệu chứng rõ ràng. Để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì việc thường xuyên khám bệnh tổng quát, xét nghiệm máu hoặc đo huyết áp là vô cùng cần thiết.
Tìm hiểu về hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là tập hợp các yếu tố nguy trong một người bệnh:
- Rối loạn lipid máu: Là tình trạng rối loạn các chất béo trong máu, đây cũng là nguyên nhân tạo nên mảng xơ vữa ở thành động mạch.
- Tăng huyết áp
- Tình trạng cơ thể không thể dung nạp insulin và đường một cách hiệu quả.
- Tình trạng tiền đông máu
- Tình trạng tiền viêm
Nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa
Kháng insulin được xem là nguyên nhân chính gây ra hội chứng chuyển hóa. Insulin là một hormone do tụy sản xuất ra. Insulin có tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu và đưa glucose vào trong tế bào.
Trường hợp có đề kháng insulin thì glucose không thể vào tế bào một cách dễ dàng. Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản xuất insulin nhiều hơn để giúp glucose vào tế bào. Kết quả khiến nồng độ insulin tăng cao trong máu và có thể dẫn đến tiểu đường khi tuyến tụy không có khả năng tiết đủ insulin để điều chỉnh đường huyết về mức bình thường.
Kể cả trường hợp mức glucose trong máu chưa đủ cao tới mức được coi là tiểu đường thì khi nồng độ glucose trong máu tăng lên vẫn sẽ gây hại cho cơ thể.
Nồng độ insulin máu tăng lên sẽ làm tăng triglycerid máu và các chất béo khác, nó gây ảnh hưởng tới thận và làm cho huyết áp tăng.
Những tác hại do hiện tượng kháng insulin gây ra chính là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh tiểu đường và các bệnh lý khác.
Yếu tố nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa
- Yếu tố tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc hội chứng chuyển hóa. Nếu những người ở độ tuổi 20 tuổi có tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa< 10% thì ở lứa tuổi 60tăng lên đến 40%. Tuy nhiên, các dấu hiệu của hội chứng chuyển hóa có thể báo trước ở tuổi niên thiếu.
- Yếu tố chủng tộc: Theo nghiên cứu thì người dân ở các nước Tây ban nha, Bồ đào nha, người châu Á có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa hơn ở các quốc gia khác.
- Do béo phì: Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) > 23 với tình trạng béo bụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
- Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình có người bị tiểu đường type 2 hoặc bản thân có tiền sử bị tiểu đường khi mang thai thì có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn người bình thường.
- Do các bệnh lý nền: Trường hợp mắc các bệnh lý khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
Phòng tránh hội chứng chuyển hóa
- Chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao: Mỗi ngày hãy dành ra 30-60 phút để tập thể dục với cường độ vừa phải như đi bộ. Cần kiên trì hoạt động thể lực ở mức độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày và tất cả cácngày trong tuần.
- Duy trì mức cân nặng phù hợp: Nếu thừa cân hãy giảm cân, bởi khi bạn gảm 5-10% trọng lượng cơ thể sẽ giúp làm giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Hãy hạn chế ăn các chất béo có hại; Ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol; Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, ăn cá và các loại hạt; Bỏ thuốc lá(nếu có), bởi thuốc lá làm tăng đề kháng insulin.
- Liệu pháp massage: Massage giúp cơ thể giữ giãn, tuần hoàn máu và trao đổi chất tốt hơn. Việc sử dụng các ghế massage toàn thân hiện đại sẽ giúp chăm sóc sức khỏe tại nhà một cách chủ động và thường xuyên.
Khi nào thì người bệnh cần gặp bác sĩ
Bởi hội chứng chuyển hóa là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường nên người bệnh cần nắm rõ thông tin để điều chỉnh thói quen sống phù hợp, đồng thời điều chỉnh tình trạng đề kháng insulin và đường huyết trong trường hợp nó tiếp tục tăng cao.
Khi cholessterol máu cao và tăng huyết áp trong hội chứng chuyển hóa sẽ là nguyên nhân góp phần tạo nên mảng xơ vữa trong thành động mạch. Nếu mảng xơ vữa khiến cho động mạch bị cứng lên và hẹp thì nó có thể gây ra đột quỵ tim và não.
Khi người bệnh bị mắc bệnh huyết áp cao và có triệu chứng của bệnh tiểu đường như: khát nước liên tục, tiểu liên tục, mờ mắt, ăn quá mức… thì nên tới gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để nhận lời khuyên về chế độ ăn kiêng hoặc luyện tập thể dục.