Rối loạn nhịp tim là bệnh lý xảy ra khi quá trình vận hành điều khiển nhịp của tim gặp trục trặc. Có thể là sự bất thường về tần số hoặc nhịp tim do những bất thường của hệ thống dẫn truyền điện trong tim gây ra.
Thế nào là rối loạn nhịp tim?
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý xảy ra khi tần số hoặc nhịp tim bất thường, nó có thể là quá nhanh, cũng có thể quá chậm hoặc quá thất thường.
- Tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra khi:
Nhịp tim nhanh: trường hợp tần số tim nhanh hơn bình thường(> 100 nhịp/phút);
Nhịp tim chậm: có nghĩa là tần số tim chậm hơn so với bình thường (< 60 nhịp/phút).
- Những trường hợp bị rối loạn nhịp tim
Tỉ lệ nam giới bị rối loạn nhịp tim phổ biến hơn nữ giới. Theo số liệu thống kê, trong những trường hợp bị rối loạn nhịp tim có tới 70% là nam giới, tỉ lệ nữ giới chỉ chiếm 30%.
Nguyên nhân rối loạn nhịp tim
Nguyên nhân tại tim
Những biến chứng của các bệnh lý tim mạch có thể gây rối loạn nhịp tim, như:
- Trường hợp bị bệnh lý mạch vành;
- Người bị bệnh lý ở van tim;
- Người mác bệnh tăng huyết áp;
- Trường hợp bị thoái hóa do tuổi tác;
- Do mắc bệnh cơ tim
- Trường hợp có sự bất thường đường dẫn truyền xung điện bẩm sinh.
Nguyên nhân ngoài tim
Một số nguyên nhân ngoài tim gây ra rối loạn nhịp tim như:
- Người bệnh dùng thuốc điều trị;
- Bị cường giáp đôi khi cũng là yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhịp tim;
- Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân gây rối loạn nhịp.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhịp tim
Sẽ tùy vào mức độ nặng của tình trạng nhịp tim bị rối loạn mà mỗi người bệnh sẽ có triệu chứng và biểu hiện khác nhau. Trường hợp rối loạn nhịp xảy ra ngắt quãng thì triệu chứng có thể xuất hiện rồi tự biến mất một cách đột ngột.
Một số triệu chứng có thể xuất hiện như:
- Người bệnh có cảm giác đánh trống ngực
Tuy nhiên,cảm giác đánh trống ngực cũng có thể xảy ra đối với người không bị rối loạn nhịp. Vì lý do đó, nếu nghi ngờ bị rối loạn nhịp tim, cách tốt nhất người bệnh cần tới cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ có chẩn đoán chính xác.
- Nhịp mạch có sự nhanh bất thường, cũng có thể chậm bất thường, hoặc nhịp không đều;
- Xuất hiện tình trạng chóng mặt hoặc cảm giác ngất xỉu;
- Người bệnh luôn có cảm giác khó thở;
- Thỉnh thoảng người bệnh cảm thấy đau ngực;
- Có trường hợp nhịp tim bị rối loạn nghiêm trọng,nếu nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm sẽ khiến thể tích tuần hoàn không đủ và có thể gây suy tim.
- Rối loạn nhịp tim sẽ rất khó phát hiện ở trẻ nhỏ.
Để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch các bạn nên có chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên vận động, kết hợp với liệu pháp massage, hoặc sử dụng ghế massage để thư giãn và chăm sóc sức khỏe tại nhà.