Nhịp tim chậm xảy ra khi tần số tim đập chậm dưới 60 nhịp/phút. Nguyên nhân gây ra tình trạng nhịp tim chậm có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý nền như bệnh lý tim mạch hoặc suy tuyến giáp.
Thế nào là nhịp tim chậm?
Ở người trưởng thành, bình thường nút xoang sẽ phát xung nhịp từ 60- 100 lần/phút, vì thế nhịp tim bình thường cũng dao động trong khoảng đó. Những người có nhịp tim dưới 60lần/phútthì được gọi là nhịp chậm.
Nhịp tim chậm có thể là biểu hiện của sự bất thường trong hệ thống dẫn truyền xung điện của tim, cũng có thể là sự hoạt động không bình thường hoặc con đường dẫn truyền xung điện trong tim bị tổn thương vì một nguyên nhân nào đó mà nó không còn nguyên vẹn.
Trường hợp nặng, tim người bệnh sẽ đập rất chậm, lưu lượng tuần hoàn rất thấp và lượng máu nuôi cơ thể bị thiếu, điều này có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh.
Dấu hiệu nhận biết nhịp tim chậm
Trên thực tế thì hầu như nhịp tim chậm không có bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù vậy, khi tim đập chậm, người bệnh có thể cảm thấy:
Bị chóng mặt hoặc choáng váng, đầu óc quay cuồng, trường hợp nặng hơn có thểngất xỉu.
Người bệnh thấy khó thở, nhất là khi tập luyện hoặc lúc gắng sức;
Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi;
Bị đau vùng ngực, hoặc có cảm giác đánh trống ngực;
Thiếu sự tập trung và hay nhầm lẫn,…
Nguy cơ dẫn tới tình trạng nhịp tim chậm
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhịp tim chậm, trong đó có thể là bình thường nhưng cũng có thể do những nguyên nhân bất thường gây ra:
Một số yếu tố nguy cơ gây ra nhịp tim chậm như:
Do sự dẫn truyền bất thường của xung điện trong tim, rối loạn nhịp tim dẫn tới nhịp tim bị chậm;
Nhồi máu cơ tim khiến người bệnh bị những tổn thương thực thể;
Trường hợp bị tăng huyết áp khiến nhịp tim chậm;
Do mắc các bệnh lý tim bẩm sinh.
Những trường hợp bị nhiễm khuẩn cơ tim cũng có thể khiến nhịp tim bị chậm;
Do biến chứng sau phẫu thuật tim;
Trường hợp mắc thiểu năng tuyến giáp;
Do sử dụng thuốc trong điều trị một số bệnh lý khác…
Chẩn đoán và điều trị nhịp tim chậm
Chẩn đoán nhịp tim chậm
Bác sĩ có thể tiến hành khám lâm sàng, đếm nhịp mạch sẽ cho thấy kết quả nhịp tim đập chậm;
Người bệnh được chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm máu và điện tâm đồ tiêu chuẩn;
Cũng có trường hợp nhịp tim chậm không xuất hiện thường xuyên, do đó cần tiến hành đo điện tâm đồ lưu động. Phương pháp này sẽ giúp ghi điện tâm đồ liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 24 - 48 giờ. Kết quả từ các dữ liệu thu được sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác bệnh.
Điều trị tình trạng nhịp tim chậm
Dựa vào nguyên nhân bệnh lý nền gây ra cũng như các triệu chứng biểu hiện để có phương pháp điều trị nhịp tim chậm phù hợp.
- Trường hợp nhịp tim chậm không gây ra bất kỳ triệu chứng nào thì không cần thiết phải điều trị.
- Nếu nhịp tim chậm xảy ra do tổn thương của hệ dẫn truyền xung điện thì người bệnh có thể sẽ phải đặt máy tạo nhịp nhân tạo. Máy tạo nhịp nhân tạo sẽ giúp điều chỉnh lại tần số tim vàngười bệnh khi mang máy tạo nhịp nhân tạo vẫn hoàn toàn có thể vận động và có cuộc sống bình thường.
- Trường hợp nhịp tim chậm do một số bệnh lý gây ra như: thiểu năng tuyến giáp, hoặc mất cân bằng điện giải,... người bệnh sẽ được điều trị nguyên nhân gây bệnh và nhịp tim sẽ trở lại bình thường.
- Những trường hợp nhịp tim chậm do người bệnh sử dụng thuốc điều trị bệnh thì bác sĩ có thể kê đơn giảm liều lượng thuốc hoặc chuyển thuốc khác.
Nhịp tim chậm có thể gây biến chứng
Biến chứng do nhịp tim chậm gây ra
Đa phần những trường hợp có nhịp tim chậm sẽ không gây ra bất kì biến chứng nào. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân gây ra tình trạng nhịp tim chậm có thể bị biến chứng.
Những người có nhịp tim chậm ở mức độ nghiêm trọng nhưng không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới những hậu quả nặng nề như: Người bệnh bị ngất xỉu đột ngột; Lên cơn co giật; Nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng…
Phương pháp phòng tránh nhịp tim chậm
Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng nhịp tim chậm, do vậy xây dựng cho bản thân lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học là vô cùng cần thiết và hữu ích trong việc phòng tránh nhịp tim chậm.
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng; Ăn đủ chất; Lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp tốt cho sức khỏe như: ăn nhiều rau xanh, trái cây… Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh thừa cân, béo phì.
Ngủ đủ giấc; Không hút thuốc lá.
Thường xuyên vận động và luyện tập thể dục thể thao sẽ rất tốt cho tim mạch nói riêng và sức khỏe nói chung.
Việc áp dụng liệu pháp massage cũng như sử dụng ghế massage sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch.