Huyệt Ty Trúc Không nằm ở trên đầu, còn được biết tới dưới nhiều tên gọi khác như: Mục Giao, My Sảo, Mục Liêu, và Cư Liêu. Đây là huyệt đạo quan trọng, được sử dụng nhiều trong trị liệu.
Vị trí huyệt Ty Trúc Không
Tên Huyệt: Ty Trúc là chỉ lông mày, còn Không có nghĩa là lỗ hổng. Vì thế tên huyệt có thể hiểu nôm na là lỗ hổng nằm ở trên lông mày.
Để xác định chính xác vị trí các bạn thực hiện như sau: Tìm đến đuôi lông mày phải, có một điểm lõm nhẹ, khi ấn vào có cảm giác như đau nhói, đồng thời tại bờ ngoài của cơ vòng mi ê tức, như vậy là chúng ta đã tìm đúng huyệt vị.
Tác dụng của huyệt Ty Trúc Không
Tác dụng đơn huyệt
Ty Trúc Không là huyệt thứ 23 ở trên đường kinh Tam Tiêu, gồm có nhiều mạch phụ, mỗi mạch có một công dụng riêng, chạy tới Đồng Tử Liêu. Tác động chính xác lên huyệt có tác dụng tán phong, thanh hỏa, tiết nhiệt…
Khi thực hiện châm cứu hoặc bấm huyệt sẽ giúp đả thông khí huyết ở kinh Tam Tiêu, giảm căng thẳng và áp lực cho não bộ. Thông qua đó người bệnh sẽ ăn ngon miệng và ngủ an giấc hơn, không bị ngáy thành tiếng.
Kết hợp với các huyệt đạo khác
Huyệt Ty Trúc Không cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan tới mắt. Có thể tác động đơn huyệt hoặc kết hộp với các huyệt đạo khác để tăng cường khả năng trị liệu.
- Kết hợp với các huyệt Toản Trúc, Dũng Tuyền để trị các bệnh liên quan đến mắt, cụ thể là đau mắt đỏ, sưng đỏ ở mắt. Người bệnh sẽ được tác động trong vài lần, kết hợp sử dụng thuốc nhỏ mắt và thuốc uống.
- Kết hợp với các huyệt Phong Trì, Hợp Cốc để trị đau đầu, chóng mặt, suy nhược cơ thể do áp lực cuộc sống, công việc. Ngoài massage bấm huyệt thì người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ để phát huy được công dụng trị liệu.
- Kết hợp với các huyệt Trung Chử, Phong Trì để trị đau nửa đầu do thời tiết thay đổi, nhất là ở những người thể trạng yếu. Chỉ cần áp dụng châm cứu 1 – 3 lần là khỏi.
- Kết hợp với các huyệt Toản Trúc, Địa Thương, Tứ Bạch để trị liệt mặt, liệt dây thần kinh số 7, méo miệng. Thực hiện châm cứu hoặc bấm huyệt 3 – 5 lần các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
- Kết hợp với huyệt Suất Cốc trị đau nửa đầu ở mức nhẹ, có thể kèm theo đau nhói hoặc đau theo cơn.
- Kết hợp với các huyệt Tinh Minh, Phong Trì, Thái Dương, Toản Trúc, Hợp Cốc để hỗ trợ điều trị các bệnh đau mắt, đau đầu, có màng ở mắt, ngủ không yên giấc.
- Kết hợp với các huyệt Hợp Cốc, Bá Hội, Nhân Trung để trị động kinh.
- Kết hợp với các huyệt Toản Trúc, Thái Dương trị đau mắt do bụi bẩn, nhiễm trùng xoang, đau ở mắt do đau nửa đầu, mắt sưng đỏ.
Tùy vào tình trạng bệnh lý cũng như cơ địa của mỗi người mà các chuyên gia sẽ lựa chọn kĩ thuật xoa bóp bấm huyệt hoặc châm cứu để điều trị.
Cách châm cứu huyệt Ty Trúc Không
Châm cứu huyệt Ty Trúc Không có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau nửa đầu. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập, công việc của bệnh nhân.
Các cơn đau thường xuất hiện tại nửa đầu bên trái, hoặc phải, sau gáy, trước trán… kéo dài vài giờ, hoặc vài ngày. Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn, sợ tiếng ồn, chóng mặt. Đây là bệnh lý rất dễ tái phát.
Châm cứu huyệt Ty Trúc Không sẽ giúp xử lý tình trạng này. Các bước cụ thể như sau:
- Chuẩn bị kim châm, khử khuẩn sạch sẽ.
- Người bệnh nằm thoải mái ở trên giường, thả lỏng cơ, tinh thần thoải mái.
- Sử dụng kim để châm vào huyệt Ty Trúc Không, sâu vào 0.5 – 1 thốn, châm thẳng.
- Châm xiên qua huyệt Suất Cốc, sau đó giữ kim ở vị trí đó trong khoảng thời gian 30 phút.
Đây là kĩ thuật khó, các bạn nên đến các trung tâm trị liệu, bệnh viện Đông y để được các chuyên gia, bác sĩ chăm sóc đúng cách.
Bấm huyệt Ty Trúc Không cho người cận thị
Cận thị là vấn đề về mắt rất phổ biến hiện nay, nhất là ở học sinh – sinh viên. Phương pháp massage bấm huyệt giúp thông kinh, hoạt lạc, tăng khả năng điều tiết cho đôi mắt, giúp cho mắt được nghỉ ngơi, thư giãn.
- Sử dụng 2 ngón trỏ và 2 ngón giữa để xoa bóp nhẹ nhàng từ đầu cho đến đuôi lông mày. Tiếp đó vòng tay xuống gò má, di chuyển đến gốc mũi, rồi lại đi vòng ngược lại phía cung lông mày.
- Mát xa quanh hốc mắt với ngón tay trỏ và giữa, từ đầu đến cuối lông mày, vòng qua bờ mi, di chuyển tới gốc mũi, sau đó qua cung lông mày. Thực hiện với tần suất 10 lần rồi đảo ngược lại 10 lần.
- Đặt 2 ngón ta cái vào đầu trong của cung lông mày, thực hiện thao tác miết từ đầu dưới cung lông mày đến đuôi mắt. Các bạn thực hiện 10 lần rồi lại đặt 2 ngón tay cái từ khóe mắt để miết từ bờ dưới mi lên đến đuôi mắt, cũng thực hiện 10 lần.
- Tiếp đó mát xa nhẹ nhàng theo vòng tròn quanh mắt 10 lần, xoa theo chiều ngược lại 10 làn nữa để đôi mắt được thư giãn.
- Cuối cùng sử dụng đầu ngón tay để day và ấn tại vị trí huyệt Ty Trúc Không. Day ấn bằng ngón trỏ hoặc ngón cái, tăng dần lực đạo cho tới khi cảm thấy hơi căng tức tại điểm tác động là được. Thực hiện trong 30 giây.
- Các bạn có thể lập lại quá trình xoa miết ban đầu để giúp cho đôi mắt được thư giãn, tiến hành 5 lần thay vì 10 như lần 1.
Trên đây là một số chia sẻ từ Ghế masssage Okasa về huyệt Ty Trúc Không: Vị trí, tác dụng, cách châm cưu, bấm huyệt. Tin rằng các bạn đã có thể trang bị thêm cho bản thân những thông tin hữu ích về trị liệu giúp chăm sóc sức khỏe tại nhà một cách chủ động và hiệu quả hơn !