Bệnh đau khớp vai do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó phải kể tới các nguyên nhân như do chấn thương, do thoái hóa khớp… Đau khớp vai nếu không được điều trị tận gốc, cơn đau sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, thậm chí còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân gây tình trạng đau khớp vai
Hoạt động quá sức, bị chấn thương
Đau khớp bả vai có thể xảy ra khi cơ thể phải vận động quá nhiều, chẳng hạn như tập thể dục thể thao quá sức, lao động chân tay nặng nhọc. Có những trường hợp vận động quá sức có thể gây ra chấn thương,song người bệnh lại không hề hay biết. Trong đó, chấn thương bả vai thường gặp nhất chính là hội chứng chóp xoay.
Những môn thể thao có thể ảnh hưởng đến khớp, cơ vai như: Đẩy tạ, tennis, cầu lông, bơi lội. Sự vận động mạnh khi chơi những môn thể thao này có thể khiến các cơ quanh khớp vai bị căng, đầu xương bị cọ xát trong thời gian dài sẽ gây đau khớp vai.
Thoái hoá khớp vai
Khớp vai là vùng khớp ít phải chịu lực hơn khớp gối, đĩa đệm hay cột sống, tuy nhiên vùng khớp này vẫn có thể bị thoái hóa. Khi cơ thể vận động, các cử động lâu dần ở vùng tay vai có thể khiến đệm sụn giữa hai đầu xương bị bào mòn. Nếu các yếu tố tuổi tác, môi trường, dinh dưỡng… đã khiến lớp sụn không kịp phục hồi sẽ làm khớp bị viêm, thoái hóa, từ đó gây đau khớp vai.
Thoái hóa khớp cũng có thể gây đau. Tình trạng thoái hóa thường có các biểu hiện như: Đi kèm tình trạng cứng khớp; Có thể nghe tiếng kêu lạo xạo trong khớp; Người bệnh sẽ cảm thấy khớp bị đau nhiều hơn khi thời tiết chuyển mùa; Cơn đau sẽ tăng ở những người cao tuổi.
Tình trạng thoái hóa khớp bả vai nếu kéo dài nó có thể gây viêm khớp gây khiến khớp vai bị lệch, biến dạng.
Viêm khớp vai
Viêm khớp vai gây đau và kèm các triệu chứng như:
Vùng khớp bị sưng tấy đỏ,
Có cảm giác nóng khớp, cứng khớp,
Người bệnh bị đau kèm sốt, thậm chí có thể bi đau ở nhiều khớp khác nhau,
Trường hợp nặng có thể bị biến chứng đến tim mạch và mắt.
Trật khớp vai
Khớp vai có thể bị trật khi thực hiện các hoạt động đột ngột vung tay mạnh, lao động nặng, chơi thể thao quá sức…Vận động quá mạnhcó thể khiến 2 mặt khớp của chỏm xương cánh tay sẽ tách ra khỏi hốc xương.
Triệu chứng khi bị trật khớp vai: Người bệnh thường xuyên bị đau nhói ở vùng quanh khớp vai; Khớp vai khó vận động hoặc không thể vận động được; Ngoài ra, còn một số yếu tố khác gây đau khớp vai, cơn đau có thể đến từ các bộ phận quanh vai chẳng hạn như cột sống cổ, đốt sống cổ...
Dấu hiệu nhận biết đau khớp vai
- Cơn đau nhức nhẹ: Cơn đau khớp vai có thể đau nhẹ khi người bệnh vừa mới ngủ dậy, đôi khi đau có thể đi kèm với cứng khớp.
- Cơn đau nhói: Tình trạng phổ biến hơn là cơn đau nhói khi người bệnh cố với tay lên cao hoặc cử động ngoài tầm với. Tuy nhiên, tình trạng đau này sẽ tự hết sau khi người bệnh trả cánh tay về tư thế ban đầu hoặc xoa nắn nhẹ vùng vai.
- Đau nhức vai kèm một số triệu chứng khác:
Tình trạng đau này thường xảy ra ở những người làm việc văn phòng, người phải làm việc cố định trong một tư thế hoặc phải cử động nhiều… Cơn đau nhức vai thường đi kèm chứng mỏi gáy, nhức lưng…Tình trạng này có thể kéo dài lâu hơn một ngày và gây bất tiện cho người bệnh.
Nếu trường hợp cơn đau nhói lên khi xoay người hoặc di chuyển cánh tay thì lúc này đau khớp vai không còn là cơn đau thoáng qua nữa. Tình trạng đau sẽ biểu hiện rõ rệt và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động của vai, cánh tay hoặc thậm chí là cả cơ thể. Cơn đau nặng có thể khiến người bệnh đau đớn không nâng được tay, nếu xoay người con đau còn lan cả ra vùng lưng và mạng sườn.
Có trường hợp sự đau đớn xảy ra trên diện rộng, nó khiến người bệnh khó để xác định chính xác vị trí đau. Cơn đau gây ảnh hưởng tới cả những cử động thông thường nhất như nằm, ngồi… lúc này cơn đau xuất hiện từ bên trong ra.
Đối với một số người bệnh, cơn đau kéo dài âm ỉ và dai dẳng từ ngày này qua ngày khác, khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Những trường hợp có nguy cơ cao bị đau mỏi vai
- Người cao tuổi, nhất là những người trong độ tuổi từ 40-60 tuổi.
- Tỷ lệ nam giới bị đau khớp vai nhiều hơn nữ giới.
- Những người lao động chân tay, đặc biệt tính chất công việc thường phải giơ tay lên cao.
- Người thường xuyên chơi các môn thể thao như: Tennis, golf, ném lao,…
- Trường hợp có tiền sử bị chấn thương vùng khớp vai.
Để phòng ngừa và giảm đau cho người bệnh viêm khớp vai chúng ta có thể áp dụng kĩ thuật massage bấm huyệt hoặc sử dụng ghế massage tại nhà, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.