Trong cơ thể con người có từ 4 – 6 đốt sống cụt. Các đốt sống cụtnằm ở vị trí ngay phía dưới xương cùng và dính liền với nhauthành hình tháp để tạo nên xương cụt. Xương cụt còn có tên gọi khác là xương đuôi, thuộc cấu trúc xương của xương cột sống, nằm phía dưới xương cùng.
Đặc điểm đốt sống cụt
Các đốt sống cụt có kích thước đốt sống nhỏ, đây chính là phần xương thấp nhất trong cấu trúc xương cột sống của cơ thể người. Có từ 4 đến 6 đốt sống cụt dính lại với nhau để hình thành xương cụt. Xương cụt có dạng hình tháp với 4 mặt là mặt chậu hông; Hai mặt bên và mặt lưng; có một nền và một đỉnh xương. Đặc điểm:
Mặt chậu hông: Lõm
Mặt lưng: Lồi
Mặt nền: Quay lên phía trên để khớp với đỉnh xương cùng.
Xương cụt được nối với xương cùng bởi một dây chằng.
Chức năng các đốt sống cụt
Các đốt sống cụt mặc dù có kích thước rất nhỏ nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với khung chậu để làm nhiệm vụ nâng đỡ và ổn định cột sống, tạo sự thuận lợi khi chúng ta hoạt động, ngồi và đi, đứng.
Xương cụt được cố định bởi các nhóm cơ, dây chằng xung quanh và gân. Xương cụt góp phần:
- Nâng đỡ trọng lực của toàn cơ thể;
- Giữ cơ thể cân bằng khi ngồi;
- Tạo đường cong cho cơ thể;
- Tạo sự linh hoạt khi cơ thể hoạt động…
- Khi cơ thể ngồi ngửa người ra sau, sẽ tăng áp lực đè lên xương cụt.
Theo số liệu thống kê, tỉ lệphụ nữ bị đau xương cụt cao gấp 5 lần nam giới. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do phụ nữ bị chấn thương xương cụt trong khi sinh con.
Những bệnh liên quan tới đốt sống cụt
Bệnh đau đốt sống cụt
Đốt sống cụt bị đau là do tình trạng viêm các mô liên kết của xương cụt gây ra. Tình trạng này làm cho xương cụt đau nặng hơn khi cơ thể ở tư thế ngồi. Bệnh đau xương cụt thường xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ.
- Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau đốt sống cụt:
Do ngồi lâu
Phụ nữ bị đau đốt sống cụt do các bệnh phụ khoa như:
+ Bị viêm cơ quan sinh dục,
+ Tử cung có sự bất thường,
+ Khoang chậu có khối u gây kích thích đau vùng xương cụt…
Chấn thương gây rạn nứt xương cụt, gãy xương cụt
Khi gặp chấn thương, xương cụt có thể xảy ra hiện tượng bị rạn, nứt, vỡ, gãy 1 trong 4 đốt sống hoặc cả 4 đốt sống cụt, xương có thể bị di lệch hay không di lệch.Tình trạng này thường ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng hoạt động, các cơn đau sẽ khiến người bệnh khó khăn trong vận động và di chuyển.
Xương cụt bị rạn nứt còn do người bệnh ngã ngồi đập mông xuống đất gây đau ở vùng xương cụt, đứng lên ngồi xuống hoặc khi đi vệ sinh sẽ càng đau tăng. Cơn đau chỉ giảm khi người bệnh ngồi một bên mông hoặc một bên đùi.
Sự nguy hiểm của tình trạng đau xương cụt
Mức độ nguy hiểm của đau xương cụt phụ thuộc vào: Mức độ cơn đau; Nguyên nhân gây ra đau; Giới tính; Tình trạng sức khỏe cũng như tuổi tác của người bệnh...
Trên thực tế, nếu chấn thương vật lý gây rađau xương cụt thì người bệnh không nên quá lo lắng. Hãy nghỉ ngơi, hạn chế vận động… sau một thời gian sẽ tự khỏi.
Trường hợp đau xương cụt do một số bệnh lývề xương khớp, bệnh phụ khoa…sẽ không nguy hiểm tính mạng. Song nếu không được điều trị kịp thời, có thể xảy ra biến chứng gây hạn chế vận động, thậm chí có thể bị teo cơ và liệt chân.
Cách xử trí khi bị đau đốt sống cụt
- Khi có triệu chứng bị đau đốt sống cụt, người bệnh cần nghỉ ngơi, kết hợp chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và lưu ý bổ sung thêm canxi cho cơ thể.
- Tránh ngồi lâu
- Không vận động mạnh, đặc biệt không chơi thể thao khi đang bị đau…
- Trong trường hợp xương cụt bị gãy di lệch, người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa khám, chẩn đoán xem có cần phẫu thuật loại bỏ xương gãy hay không và tránh hoạt động mạnh trong 8 - 12 tuần.
- Chườm đá vùng xương cụt để giảm đau. Mỗi ngày chườm 3 lần, mỗi lần từ 15 – 30 phút.
- Nếu đau nhiều, có thể dùng thuốc giảm đau
- Massage bấm huyệt: Massage trị liệu có tác dụng giảm đau. Massage cũng có tác dụng tăng cường vận động, giảm nguy cơ chấn thương cho hệ xương khớp. Các bạn có thể tới các trung tâm trị liệu hoặc sử dụng ghế massage tại nhà để chăm sóc sức khỏe thường xuyên.
- Bị đau đốt sống cụt thông thường thì cơn đau sẽ tự hết trong khoảng vài tuần tới vài tháng. Tuy nhiên, để hạn chế cơn đau, người bệnh có thể lưu ý: Khi ngồi hãy hơi ngả người về trước; Nếu có thể, hãy ngồi lên gối hoặc nệm hình chữ V; Có thể sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh vào nơi bị đau…
Các đốt sống cụt có vai trò quan trọng đối với cơ thể, nó giúp nâng đỡ và ổn định cột sống. Khi xuất hiện triệu chứng đau xương cụt nếu đã dùng thuốc giảm đau mà cơn đau vẫn không dứt, hãy đi khám kịp thời để bác sĩ xác định bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.