Khi xuất hiện những cơn đau như đau đầu, đau bụng, sốt… vượt ngoài khả năng chịu đựng của con người khiến cho người bệnh phải tìm đến các loại thuốc giảm đau để làm giảm bớt những cơn đau này đi. Nhưng bên cạnh tác dụng giảm đau thì những loại thuốc này còn gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Các loại thuốc giảm đau phổ biến
Thuốc giảm đau panadol thường dùng giảm các chứng đau từ nhẹ tới vừa trong các trường hợp đau nửa đầu, đau đầu, đau viêm xương khớp, đau họng, đau bụng kinh, đau và sốt sau khi tiêm vacxin, đau răng, đau sau khi thực hiện tiểu phẫu nha khoa.
Thuốc giảm đau alaxan: Có tác dụng giúp giảm cơn đau nhức xương khớp từ nhẹ tới trung bình như đau lưng, đau vai, đau cổ, căng cơ bắp chân hoặc bắp tay, thấp khớp, viêm khớp, cứng cơ cổ, viêm bao hoạt dịch, giảm đau nhức do thần kinh bị căng thẳng, đau sau tiểu phẫu hoặc nhổ răng, đau răng, đau bụng kinh,
Thuốc giảm đau efferalgan 500mg dùng để điều trị tình trạng đau nhức xương cơ, đau đầu, cảm cúm, đau bụng kinh ở mức độ vừa và nhẹ.
Thuốc giảm đau advil giúp phòng tránh quá trình sản sinh chất gây viêm, giảm đau, hạ sốt trong các trường hợp đau do căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, viêm khớp, ...
Thuốc giảm đau paracetamol: có công dụng giảm đau và hạ sốt hiệu quả, nhưng không có tác dụng trong việc chống ngưng tiểu cầu hoặc chống viêm.
Các tác dụng phụ của thuốc giảm đau
-
Tổn thương gan
Trong các loại thuốc giảm đau chứa hàm lượng paracetamol có thể gây tổn thương gan nếu dùng sai cách và không đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi gan bị tổn thương sẽ xuất hiện các dấu hiệu chán ăn, buồn nôn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra bệnh suy gan nặng hơn có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy mà khi sử dụng thuốc giảm đau cần chú ý đến liều lượng và cách sử dụng để tránh gây tổn thương gan.
-
Tổn thương thận
Thành phần trong thuốc giảm đau có chứa Ibuprofen và paracetamol là một trong các nguyên nhân gây tổn thương tới thận khi sử dụng thuốc giảm đau trong khoảng thời gian dài hoặc với với những người có tiểu sử bệnh thận từ trước thì nguy cơ ảnh hưởng tới thận càng cao hơn. Vì vậy khi sử dụng thuốc giảm đau thì cần chú ý theo chỉ định của bác sĩ đặc biệt là đối với những người đã bị bệnh thận từ trước.
-
Đau, viêm loét, xuất huyết dạ dày
Việc sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ gây tổn thương tới niêm mạc dạ dày và hệ tiêu hóa, gây viêm loét, xuất huyết dạ dày. Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên sẽ dẫn tới sụt cân, ói mửa, trường hợp nặng cần can thiệp bằng phẫu thuật.
Sử dụng liều cao Aspirine và những loại thuốc kháng viêm không steroidal có thể gây tổn hại niêm mạc dạ dày và hệ tiêu hóa, gây viêm loét, xuất huyết dạ dày. Người bệnh thường xuất hiện nôn mửa, sụt cân. Khi bệnh nặng thì cần phẫu thuật để cắt bỏ đoạn dạ dày bị viêm, loét.
-
Phụ thuộc vào thuốc (nghiện thuốc giảm đau)
Trong những trường hợp đau mãn tính hoặc đau kéo thì bác sĩ thường sẽ kê cho bệnh nhân các thuốc giảm đau với liều lượng nặng như hydrocodone. Và khi sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài sẽ khiến cho người bệnh bị phụ thuộc nhiều vào thuốc để hạn chế các cơn đau. Và hiện nay có khá nhiều trường hợp người bệnh mắc phải hiện tượng này khi sử dụng thuốc giảm đau.
-
Huyết áp cao
Theo nghiên cứu khoa học mới nhất thì phụ nữ sử dụng các loại thuốc giảm đau không chứa thành phần Aspirine sẽ gặp nguy cơ cao mắc phải bệnh cao huyết áp.
-
Gãy xương
Các loại thuốc giảm đau có chứa hàm lượng opioids làm tăng nguy cơ gãy xương ở những người từ 60 tuổi trở lên. Khi họ sử dụng các thuốc giảm đau chứa hàm lượng opioids trong thời gian dài và với liều lượng lớn hơn 50mg trong thành phần thuốc giảm đau.
Trên đây là những thông tin cơ bản về các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau. Qua đây hi vọng bạn đọc sử dụng thuốc giảm đau đúng loại, đúng liều lượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gây hại cho sức khỏe của bản thân.
Sử dụng ghế massage để nâng cao sức khỏe, giảm đau nhức toàn thân. Tham khảo chi tiết và chọn mua sản phẩm này vui lòng truy cập: https://okasa.vn/