Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường của hệ tim mạch được biểu hiện trên lâm sàng. Rối loạn nhịp tim có biểu hiện rất đa dạng, phong phú, vì thế nó có thể khiến người bệnh chủ quan không đi khám, tới khi phát hiện bệnh thì có thể đã xảy ra nhiều biến chứng đáng tiếc.
Tìm hiểu chung về rối loạn nhịp tim
Ở người bình thường, trái tim có 4 buồng hoạt động co bóp nhịp nhàng để tống máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, tâm nhĩ phải nhận máu từ các cơ quan, sau đó đưa máu xuống tâm thất phải để tống lên phổi tiến hành quá trình trao đổi khí, biến đổi máu thành máu giàu oxy. Máu này sau đó sẽ về nhĩ trái theo các tĩnh mạch phổi, cuối cùng máu được tống xuống thất trái để đưa máu đi nuôi khắp cơ thể.
Sự hoạt động đồng bộ của các buồng tim và khả năng bơm máu là nhờ vào khả năng tự phát nhịp và dẫn truyền các xung động đến các tế bào cơ tim. Nút xoang có vị trí nằm ở thành nhĩ phải, gần lỗ đổ vào tĩnh mạch chủ trên, đây chính là nút phát xung chủ nhịp với tần số khoảng 60 - 100 nhịp/ phút.
Các thành phần cấu tạo của hệ thống dẫn truyền trong tim bao gồm nút nhĩ thất, bó nhĩ thất, bó His, nhánh trái, nhánh phải và các sợi Purkinje, có vai trò đưa các kích thích từ tâm nhĩ phải đến từng tế bào cơ tim ở các buồng tim còn lại.
Tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra khi nhịp tim có sự bất thường trong việc phát xung động hoặc rối loạn đường dẫn truyền xung động trong tim, hoặc cũng có thể kết hợp cả hai trường hợp trên. Rối loạn nhịp tim là bệnh lý khá phổ biến trên lâm sàng. Vì thế khi nghi ngờ mắc bệnh, cách tốt nhất là người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả.
Cơ tim tăng tính tự động có thể gây rối loạn nhịp tim
Trong cơ thể con người, hệ thống dẫn truyền xung động là loại tế bào đặc biệt vì chúng có tính tự động. Đặc điểm này thể thấy rõ qua khả năng tự phát xung của nút xoang nhĩ. Đối với người khỏe mạnh, tế bào cơ tim tâm nhĩ và tâm thất không có khả năng khởi phát nhịp. Các tế bào này không thể tự co để khử cực tâm trương bởi vì khoảng tạo nhịp của các dòng ion trong tế bào cơ tâm nhĩ và cơ tâm thất rất âm, Quá trình tự khử cực không thể xảy ra từ sự di chuyển dòng ion. Tuy nhiên, có những trường hợp, các tế bào cơ tâm nhĩ và cơ tâm thất có mức điện thế nghỉ tăng cao nên nó đủ để tự khởi phát một quá trình khử cực tâm trương lặp lại, đây gọi là sự bất thường của tính tự động cơ tim. Khi phát xung với tần số quá cao, nó có thể chiếm giữ vai trò chủ nhịp của nút xoang, điều này sẽ khiến tim hoạt động co bóp không hiệu quả vàtình trạng tự động bất thường có thể xảy ra ở bất kỳ thành phần nào khác của quả tim, nhất là ở những vùng bị thiếu máu nuôi dưỡng.
Điện thế màng sẽ ảnh hưởng tới những vùng có tính tự động bất thường nhanh hay chậm của tần số phát xung. Tần số sẽ tăng tỷ lệ nếu điện thế màng của các tế bào cơ tim ở mức cao. Vì vậy, tình trạng nhịp tim rối loạn theo cơ chế bất thường tính tự động sẽ không gây nguy hiểm cho tim.
Ngoài ra, tính tự động bất thường gây rối loạn nhịp tim cũng có thể xuất hiện trong trường hợp điện thế màng tế bào ở mức thấp, kèm theo một số yếu tố liên quan như: Nhồi máu cơ tim; Thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim; Bị bệnh mạch vành.
Trong trường hợp cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng, nồng độ Kali ngoại bào tăng lên sẽ làm điện thế màng tế bào giảm xuống.
Một số loại nhịp tim bất thường khác có thể xuất hiện do:
- Sự rối loạn tính tự động cơ tim như nhịp nhanh nhĩ ở người trẻ;
- Tình trạng nhịp nhanh thất sau can thiệp tái tưới máu;
- Nhịp nhanh thất xảy ra do thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim, ...
Các vòng vào lại gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim
Sự xuất hiện các vòng vào lại được xem là cơ chế phổ biến nhất trong nhóm nguyên nhân rối loạn dẫn truyền xung động gây ra rối loạn nhịp tim.
Trong trường hợp này, dẫn truyền xung động diễn ra theo hai con đường khác nhau về cấu trúc và chức năng. Kích thích dẫn truyền đến sớm hơn nên khiến cho nhịp tim bị rối loạn. Sau đó, kích thích sớm này bị ngăn chặn trên một con đường dẫn truyền và ở đường còn lại sẽ có dẫn truyền chậm hơn. Tốc độ dẫn truyền này sẽ đủ chậm để cho con đường dẫn truyền bị ngăn chặn ban đầu hồi phục, sau đó kích thích được dẫn truyền ngược trở lại theo con đường bị chặn ban đầu và tạo ra một vòng vào lại. Nhịp nhanh chính là dạng rối loạn nhịp tim do vòng vào lại gây ra.
Sự thay đổi nhịp là do có tác động qua lại giữa các sóng đến sớm. Biến đổi vòng vào lại được hợp nhất thể hiện sự tách biệt giữa đường vào và đường ra.
Cơ chế vòng vào lại có thể gây ra các rối loạn nhịp tim như: Nhịp nhanh nhĩ; Cuồng nhĩ; Nhịp nhanh thất vô căn; Nhịp nhanh thất do tổn thương sẹo; Nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất, ...
Để chăm sóc sức khỏe tim mạch cần có chế độ dinh dưỡng lành mạch, vận động và tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng, kết hợp với massage trị liệu (nhờ chuyên gia tư vấn trong trường hợp bạn muốn trang bị và sử dụng các loại máy massage hoặc ghế massage toàn thân).