Nhịp tim hoặc mạch là số lần trái tim đập mỗi phút. Nhịp tim bình thường ở mỗi người sẽ khác nhau và ở mỗi độ tuổi cũng khác nhau. Tính đều đặn và tần số của nhịp tim sẽ thay đổi theo độ tuổi của con người.
Cách để kiểm tra nhịp tim
Nhịp tim thường được kiểm tra thông qua bắt mạch. Những vị trí tốt nhất để bắt mạch, đếm nhịp tim đó là: Vị trí cổ tay, phía trong khuỷu tay, hai bên cổ, đỉnh của mu bàn chân và vị trí chính giữa nếp lằn bẹn.
- Dùng 2 ngón để bắt mạch
Đó là ngón trỏ và ngón giữa để bắt mạch ở tay còn lại tại vị trí cổ tay mặt lòng giao với ngón tay cái.
Thông thường, tần số mạch sẽ bằng với tần số tim. Kết quả bắt mạch chính xác là hãy đếm số nhịp trong 60 giây hoặc có thể đếm mạch trong 10 giây rồi nhân với 6 để có được nhịp đập mỗi phút.
- Thời điểm đánh giá nhịp tim để có kết quả chính xác
Thời điểm tốt nhất để đo nhịp tim làlúc nghỉ ngơi, nghĩa là khi chúng ta ngồi hoặc nằm với tâm trạng hoàn toàn bình tĩnh, thoải mái và không ốm đau.
Chỉ số bình thường của nhịp tim lúc nghỉ
Tần số nhịp tim của người bình thường lúc nghỉ sẽ dao động trong khoảng 60 – 100 nhịp/phút.
Nếu tần số tim của một người<60 cũng không có nghĩa là người đó có vấn đề về sức khỏe bởi nó có thể là kết quả do dùng thuốc như thuốc chẹn beta.
Ngoài ra, nhịp tim thấp hơn mức bình thường cũng thường xuất hiện ở những người hoạt động thể chất nhiều hoặc ở vận động viên.
Nhịp tim ở những người năng động khi nghỉ ngơi thường thấp hơn, có thể thấp tới 40 nhịp/phút vì cơ tim của họ rất tốt và nó không phải hoạt động nhiều để duy trì hoạt động của tim.
Khi hoạt động thể chất ở mức vừa phải thì nhịp tim sẽ không chênh lệch nhiều so với lúc nghỉ ngơi.
Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhịp tim
- Yếu tố nhiệt độ không khí
Nếu nhiệt độ và độ ẩm tăng cao sẽ khiến tim bơm máu nhiều hơn một chút, vì thế nhịp tim có thể tăng, nhưng không tăng nhiều hơn 5 - 10 nhịp/phút.
- Tư thế cũng có thể ảnh hưởng tới nhịp tim
Khi chúng ta nghỉ ngơi, ngồi hoặc đứng, mạch sẽ thường giống nhau. Tuy nhiên, khi đứng trong 15 - 20 giây đầu tiên, mạch có thể tăng lên một chút, nhưng sau một vài phút nó sẽ ổn định trở lại.
- Cảm xúc có thể tác động tới nhịp tim
Khi con người ở trạng thái cảm xúc căng thẳng, lo lắng, buồn bã hoặc lúc vui vẻ phấn khích… thì những cảm xúc đó có thể khiến nhịp tim tăng.
- Yếu tố kích thước cơ thể
Bình thường thì kích thước cơ thể sẽ không thay đổi nhịp tim, nhưng đối với người thừa cân có thể thấy nhịp nghỉ cao hơn bình thường và thường không quá 100 nhịp/phút.
- Do sử dụng thuốc
Thuốc thuốc chẹn beta có thể khiến nhịp tim chậm lại.
Để điều chỉnh nhịp tim, nếu nhịp tim quá cao do căng thẳng, vậy hãy cố gắng bình tĩnh lại và thư giãn tinh thần. Nếu nhịp tim quá thấp, cần vận động và tập luyện nhiều hơn.
Chỉ số nhịp tim đích sẽ là bao nhiêu?
Tập thể dục điều độ và thường xuyên để có sức khỏe tốt. Chính cường độ tập luyện và các hoạt động thể chất thường ngày sẽ làm thay đổi tần số tim.
Muốn có trái tim khỏe mạnh, chúng ta phải điều chỉnh cường độ hoạt động sao cho tần số tim thay đổi trong phạm vi nhất định. Trong phạm vi đó, trái tim sẽ có thời gian để thích nghivà giúp nó hoạt động hiệu quả nhất. Phạm vi tần số tim cũngchính là “tần số tim đích”.
Trong thời gian đầu tiên tập luyện, tần số tim đích được nhắm tới hãy ở mức thấp nhất, có nghĩa rằng nó đạt 50% nhịp tim tối đa. Sau đó, tăng dần hoạt động thể chất để tần số tim chuyển sang phạm vi cao hơn (có thể đạt 85% nhịp tim tối đa của bạn). Sau khoảng 6 tháng là có thể vận động tối đa.
Để chăm sóc sức khỏe tim mạch cần có chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với vận động và nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tâm trạng ổn định. Các bạn cũng có thể áp dụng liệu pháp massage, sử dụng ghế massage toàn thân để cơ thể được thư giãn, tâm trạng thoải mái và giảm áp lực co bóp cho tim.