Trong bài viết này chúng tôi xin nói về triệu chứng đứt dây chằng đầu gối để cho bạn đọc hiểu được rõ về triệu chứng này. Đồng thời giúp bạn đọc biết cách phòng chống đứt dây chằng đầu gối.
Triệu chứng đứt dây chằng đầu gối là gì?
Đứt dây chằng đầu gối là một dạng chấn thương hay gặp ở gối. Người bị đứt dây chằng đầu gối sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Những đối tượng hay bị chấn thương này nhất đó là các vận động viên, những người làm công việc nặng nhọc, hay bị khuân vác nhiều.
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đứt dây chằng đầu gối
Dây chằng đầu gối bị đứt có thể do nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra.
Các nguyên nhân trực tiếp bao gồm: những chấn thương trực tiếp tác động trực tiếp vào đầu gối như ngã cầu thang, va chạm mạnh (khi tham gia giao thông), các chấn thương khi tham gia các môn thể thao, tai nạn nghề nghiệp khi làm việc trong các môi trường nguy hiểm, nặng nhọc như công nhân công trường, công nhân làm việc trong hầm mỏ,...
Các nguyên nhân gián tiếp: gồm các chấn thương khi tham gia các hoạt động thể thao rơi vào những tình huống bất ngờ như: nhảy cao tiếp đất bằng chân không thuận, giữ nguyên chân xoay người, chuyển hướng đột ngột…gây ra chấn thương đứt dây chằng đầu gối.
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng đứt dây chằng đầu gối
Đứt dây chằng đầu gối thường xuất hiện các dấu hiệu như sau:
Giai đoạn đầu, đầu gối bị đau và gây sưng đỏ: đầu tiên gây đau khớp gối và vùng gối bị sưng tấy lên. Khi vận động hoặc di chuyển sẽ xuất hiện cơn đau dữ dội hơn.
Đến giai đoạn tiếp theo là khoảng 2- 3 tuần sau thì có thể đi lại nhưng sẽ cảm thấy khớp gối bị lỏng lẻo việc đi lại không còn được linh hoạt trước và không còn xuất hiện tình trạng đau và sưng tấy chân như hồi đầu. Lúc này thường có biểu hiện như sau:
Khi cử động thường thì khớp gối có tiếng "rắc"
Chân đi bước không vững vàng, gâu nghiêng vẹo.
Những lúc leo cầu thang gây gai đầu gối và nhấc chân khó khăn.
Tiếp theo có thể dẫn tới giai đoạn teo cơ: sau khoảng thời gian lâu dài khi mà dây chằng đầu gối bị lỏng lẻo sẽ đi lại khó khăn nên khiến cho cơ chân dần bị teo và ngày một yếu đi.
Cách phòng tránh triệu chứng đứt dây chằng đầu gối
Khởi động trước khi chơi thể thao và mang dụng cụ bảo hộ đối với những môn thể thao nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chân và đầu gối.
Không nên luyện tập và vận động quá sức
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để tăng cường và bổ sung chất nhờn cho các khớp xương để có hệ xương chắc khỏe.
Không chơi thể thao vào giữa trưa và tối muộn để vì lúc đó cơ thể đã mệt mỏi cần được nghỉ ngơi. Nếu tập trong lúc này dễ gây ra những sai sót gây chấn thương đầu gối.
Các biện pháp điều trị triệu chứng đứt dây chằng đầu gối
Tạm thời giảm cơn đau
Các biện pháp giảm đau tạm thời không giải quyết được triệt để bằng các biện pháp như xoa bóp, dán cao, đắp lá, uống rượu thuốc,…
Điều trị bảo tồn
Áp dụng khi dây chằng bị tổn thương nhẹ, chưa hoàn toàn bị đứt. Đó là dùng nách mang nẹp gối chỉnh hình trong 3 – 4 tuần tùy vào tình trạng tổn thương kết hợp với thuốc điều trị và các bài tập tăng cường gân cơ từ đó giúp phục hồi bệnh. Đối tượng là người già và trẻ em thường được khuyên áp dụng phương pháp này.
Phẫu thuật
Với trường hợp tổn thương dây chằng nặng hay đã bị đứt hoàn toàn thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để tái tạo lại dây chằng nhằm tái tạo và phục hồi chức năng của dây chằng bị đứt, giải quyết tình trạng teo cơ, khớp gối bị lỏng lẻo, từ đó làm đầu gối phục hồi lại như ban đầu.
Hy vọng thông qua bài viết này người đọc sẽ nhận biết được triệu chứng đứt dây chằng đầu gối và biết cách phòng các chấn thương dẫn đến đứt dây chằng. Mong rằng bài viết sẽ có ích đối với bạn đọc.
Các bạn có thể tham khảo thêm về thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà như ghế massage để sử dụng, đều đặn mỗi ngày sẽ có những chuyển biến tích cực. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm ghế massage từ công năng cho đến giá thành vui lòng truy cập okasa.vn hoặc tới các showroom của Okasa trên toàn quốc để được tư vấn và chọn mua cũng như trải nghiệm thử sản phẩm.