Trong cuộc sống ai cũng có những thời điểm bị lo âu, căng thẳng, stress, mệt mỏi... Nếu như không thể kiểm soát một cách hiệu quả, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống và sinh hoạt.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra: Căng thẳng có thể tăng khả năng phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2, thậm chí gây ra các rối loạn về da (vảy nến, chàm), ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp.
Thiền, vận động, yoga, massage... là những cách tuyệt vời để bạn cải thiện tâm trạng, cân bằng năng lượng. Trong nội dung dưới đây Ghế massage Okasa sẽ chia sẻ 11 lời khuyên giúp bạn giảm stress hiệu quả nhé.
1. Liệu pháp massage
Phương pháp massage không chỉ giúp bạn thư giãn tinh thần và giảm căng thẳng cho cơ bắp; Nó cũng ảnh hưởng tích cực đến việc sản sinh ra các hóc môn tích cực trong cơ thể, có tác dụng cải thiện tâm trạng.
Bạn có thể tự massage, đến các trung tâm massage spa, sử dụng ghế massage toàn thân, liệu pháp mùi hương, massage trong khi tắm với nước và vòi hoa sen... Sử dụng bất cứ loại hình nào phù hợp, miễn là bạn cảm thấy thoải mái.
2. Yoga
Yoga không chỉ giúp cho cơ thể người tập được thon gọn, dẻo dai, linh hoạt. Mà nó còn có tác dụng cải thiện chứng viêm, giảm căng thẳng, ứng phó tốt hơn đối với các vấn đề gây stress.
3. Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ và căng thẳng là 1 vòng tròn luẩn quẩn. Thiếu ngủ thường xuyên có thể gây căng thẳng, càng căng thẳng lại càng khó ngủ. Vì vậy tập đi ngủ đúng giờ và thức dậy vào 1 giờ nhất định sẽ giúp bạn giảm căng thẳng 1 cách hiệu quả.
4. Trò chuyện
Trò chuyện là 1 liệu pháp tâm lý giúp giảm căng thẳng và lo âu. Bạn có thể trò chuyện với chuyên gia tâm lý về các vấn đề, rắc rối để cùng tháo gỡ, từ đó thay đổi tích cực và đối phó tốt hơn với căng thẳng trong cuộc sống và công việc.
5. Tăng cường vận động
Cortisol là 1 hóc môn được sinh ra từ tuyến thượng thận khi cơ thể căng thẳng, lo lắng, giận dữ, sợ hãi. Nó làm tăng huyết áp, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, gây tổn thương cho nhiều cơ quan.
Tập thể dục thể thao có thể làm giảm mức cortisol, làm chúng ta khỏe mạnh và hành phúc hơn. Hơn thế nữa, vận động còn giúp não bộ giải phóng endorphins - một chất dẫn truyền thần kinh có khả năng hạn chế tác động của stress.
Các chuyên gia khuyến khích nên đảm bảo ít nhất 2,5h vận động mỗi tuần. Tương đương với đi bộ nhanh 10 phút, 3 lần mỗi ngày, 5 ngày trong tuần là bạn đã hoàn thành chỉ
6. Tập thiền
Thiền định giúp chúng ta nâng cao nhận thức về tinh thần, cũng như sự kiểm soát của bản thân trong khi tập trung sự chú ý vào việc kiểm soát hơi thở. Qua đó điều trị các chứng thiếu tập trung, quá hiếu động.
Thiền định không có nghĩa là bạn phải bắt chéo chân, hay ràng buộc bản thân trong 1 tư thế khó, miện lâm râm đọc thần chú để xả stress. Việc quan trọng là bạn cần tập trung vào thanh lọc tâm hồn, suy nghĩ một cách tích cực, đối xử tốt với bản thân và những người xung quanh.
7. Cười nhiều và thường xuyên
1 nụ cười = 10 thang thuốc bổ. Tiếng cười không chỉ giúp chúng ta đối phó với những căng thẳng trong tinh thần, mà cả với những nồi đau thể xác. Nó kích thích giải phóng endorphine, giảm đau hiệu quả.
8. Liệt kê những lo lắng
Hãy dành ra một chút thời ian để suy nghĩ về những điều khiến bản thân mình lo ngại, những thứ khiến bạn cảm thấy phiền não. Sau đó nêu ra những vấn đề giải quyết được cũng như không giải quyết được. Điều này cho phép bạn kiểm soát tốt hơn những cảm xúc tiêu cực, dành sự quan tâm đúng mực cho những công việc lý tưởng, tích cực hơn.
9. Ngừng phàn nàn
Phàn nàn giống như một con virut, nó chỉ lan truyền sự khó chịu của bạn chứ không có tác dụng điều trị căng thẳng. Vì vậy, thay vì cau có và phàn nàn về vấn đề của ban thân và người xung quanh, bạn hãy thử 1 trong 3 chiến lược giúp đối phó với nhưng thất bại Chấp nhận - Hài hước- Tái định hình. Hãy thử tìm kiếm 1 thứ gì đó tốt đẹp trong 1 tình huống của bạn, thay vì chỉ nhìn thấy sự căng thẳng.
10. Viết nhật ký
Nhật kí như 1 tấm gương soi, giúp bạn nhìn nhận lại chính bản thân, những điều cần thay đổi, ngăn chặn kịp thời những thứ chưa tốt, những căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và con người bạn trong tương lai.
11. Các hoạt động cảm xúc
Oxytocin còn được biết tới dưới các tên gọi khác như “hoóc môn tình yêu”, “hoóc môn âu yếm”, có thể giúp cải thiện tâm trạng theo hướng tích cực. Loại hóc môn này được cơ thể sảnh sinh ra khi quan hệ ái ân, tình cảm, vuốt ve... túm lại là từ những va chạm vật lý đơn giản nhất. Đến đây có thể bạn đã biết mình cần phải làm gì khi căng thẳng, stress rồi đấy.
Trên đây là một số chia sẻ về 11 lời khuyên giúp bạn giảm stress hiệu quả. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến việc giảm căng thẳng, stress, đặc biệt là phương pháp massage, massage trị liệu, massage giảm căng thẳng, ghế massage, ghế mát xa toàn thân... Hãy liên hệ với Okasa để được tư vấn cụ thể.