4 thể thoát vị đĩa đệm thường gặp

Thoát vị đĩa đệm cột sống là bệnh lý xương khớp khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi chứ không chỉ người già. Có nhiều thể thoát vị khác nhau, cần nhận biết đúng thì điều trị mới có hiệu quả. 

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 4 thể thoát vị đĩa đệm thường gặp nhé.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Trong các thể thoát vị đĩa đệm thì thoát vị tại cổ rất thường gặp. Bệnh nhân bị đau nhức ở cổ, lan xuống cánh tay, các ngón tay. Nguyên nhân chủ yếu là do đĩa đệm ở vị trí cổ thoát ra và chèn ép vào các thần kinh, tủy sống vùng cổ. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây liệt cánh tay.

Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

- Đau nhức: Cơn đau bắt đầu từ 1 hoặc 2 đốt sống cổ, lan rộng ra toàn bộ vùng cổ, xuống vai gáy, bả vai, hai cánh tay. Cơn đau còn có thể lan ra vùng đầu, mặt và gây nhức mỏi ở hốc mắt, sau gáy.

- Tê bì tay chân: Khối nhân nhày chèn ép vào tủy sống sẽ gây ra tê bì nhức mỏi ở tay, có thể lan ra cánh tay, bàn và các ngón tay.

4 thể thoát vị đĩa đệm thường gặp

- Vận động khó: Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động cổ cũng như cánh tay, đặc biệt là khi giơ tay lên cao hoặc đưa ra sau lưng, khi muốn quay cổ hoặc cúi xuống, ngửa lên. Nhân nhày ép vào tủy sống còn khiến đau khắp toàn thân, đi bộ khó khăn. 

- Yếu cơ: Khối đĩa đệm chèn ép vào tủy sống là nguyên nhân gây suy yếu cơ, cơ chân yếu nhanh hơn so với tay, người bệnh khó đi lại, dễ mệt mỏi, dáng đi không được thẳng và có xu hướng xiêu vẹo.

- Nguyên nhân khác: Ngoài ra người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ còn có thể bị đau ở một bên ngực, khó thở, tiểu tiện khó.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là do: Lão hóa; Chấn thương khi lao động, tập luyện thể thao; Tính chất công việc vất vả thường xuyên phải mang vác. Ngoài ra là do hút thuốc lá nhiều, tư thế khi đứng hoặc ngồi không hợp lý, lười vận động.

Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng

Thường gặp ở những người cao tuổi, làm công việc nặng nhọc, nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, những người làm việc thường xuyên với máy tính.

Cùng với thời gian cột sống thắt lưng phải thường xuyên chịu áp lực hớn khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn, đĩa đệm bị yếu và dễ tổn thương, lệch khỏi vị trí, bao xơ bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép. 

4 thể thoát vị đĩa đệm thường gặp

Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống lưng:

- Đau nhức: Khác với thoát vị ở cổ, người bệnh bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thường cảm thấy đau nhức thường xuyên tại vùng lưng. Ban đầu chỉ thỉnh thoảng nhưng sau đó trở nên dày đặc hơn, mức độ đau cũng gia tăng khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong công việc và sinh hoạt hàng ngày.

- Cảm giác tê bì: Khi thoát vị đĩa đệm cột sống trở nặng, ngoài cảm giác đau thì người bệnh còn bị tê bì ở lưng. Đau buốt ngày một dày hơn, đặc biệt là vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy. Khi đĩa đệm chèn ép vào thần kinh cơn đau còn lan dọc theo đường đi của thần kinh gây ra tê bì, nhức nối lan xuống đùi, bắp chân, các ngón chân.

- Cứng khớp: Người bệnh bị thoát vị cột sống lưng cũng hay bị cứng khớp, nhất là sau khi ngủ dậy hoặc nằm nhiều. Bệnh nhân có thể cảm ghấy các khớp bị cứng tới mức khó ngồi dậy, không thể ngồi lâu.

- Châm chích: Ở giai đoạn đầu của thoát vị đĩa đệm người bệnh có cảm giác như bị châm chích thường xuyên tại lưng, giống như kiến bò khá khó chịu. Ngoài ra người bệnh còn có cảm giác tê cóng, nóng lạnh bất thường, cơ thể bị suy nhược.

- Sưng tấy vùng lưng: Nếu nhân nhày bị thoát ra ngoài và gây viêm thì người bệnh còn bị sưng tấy, nóng đỏ vùng lưng, kèm theo đó là đau nhức.

- Mất cảm giác: Khi bệnh nghiêm trọng, người bệnh bị thoát vị có thể không còn cảm giác ở nửa thân dưới. Lưng khó cử động, chân tay cử động khó khăn, thậm chí là rối loạn.

Nguyên nhân chủ yếu gây thoát vị cột sống lưng là do: Lão hóa theo thời gian; Đứng, ngồi sai tư thế;  Chấn thương và tai nạn ở vùng ngực; Di truyền; Thừa cân; Bất thường trong cấu trúc cột sống.

Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực

Thoát vị đĩa đệm ở vị trí này ít gặp hơn so với các thể thoát vị khác. Tuy nhiên, nếu gặp phải thì nguy cơ biến chứng lại cao hơn so với các vị trí khác.

4 thể thoát vị đĩa đệm thường gặp

Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống ngực:

- Đau: Các cơ đau bắt đầu ở vùng ngực rồi lan khắp cơ thể. Khi nhân nhày chèn ép vào rễ thần kinh còn có thể khiến đau lan tới bụng, tim, ngực.

- Nhân nhày chèn ép tùy sống còn có thể khiến:

+ Tê bì, yếu cơ, vận động khó ở 1 hoặc cả 2 chân.

+ Co cứng ở 2 chân do phản xạ gân xương gia tăng.

+ Rối loạn chức năng ở một số cơ quan như ruột, bàng quang.

+ Nghiêm trọng hơn cả là người bệnh bị liệt từ thắt lưng xuống chân.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống ngực

Bệnh thường gặp ở người trong độ tuổi từ 40 – 60. Nguyên nhân có thể do có ngoại lực tác động vào cột sống vùng ngực. Ví dụ: Ngã từ trên cao xuống ở trong tư thế ngồi khiến cho 1 hoặc nhiều đốt sống ngực bị vỡ, bao xơ rách và nhân nhầy thoát ra ngoài. 

Ngoài ra người bệnh cong người về sau để đưa một vật nặng lên vùng ngực cũng có thể gây tổn thương đĩa đệm.

Cũng có những trường hợp bệnh có diễn tiến khá âm thầm do đĩa đệm đã bị suy yếu từ trước do các chấn thương lặp đi lặp lại nhiều lần, đến một thời điểm chỉ cần chịu lực tác động nhỏ cũng có thể gây rách và thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng

Thể này xảy ra khi người bệnh cùng lúc bị thoát vị đĩa đệm cột sống tại nhiều vị trí. Nó được xem là mức độ nghiêm trọng nhất trong các thể thoát vị đĩa đệm, ảnh hưởng lớn tới chức năng của các bộ phận trên cơ thể.

4 thể thoát vị đĩa đệm thường gặp

Dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng:

- Người bệnh có cơn đau xuất hiện dọc theo cột sống lưng, lan đến thắt lưng và chân.

- Cơn đau gia tăng dần và không có dấu hiệu thuyên giảm. Cơn đau có xu hướng vượt quá mức chịu đựng của người bệnh và dẫn tới suy giảm khả năng vận động.

- Bệnh nhân di chuyển khó khăn, mất dần khả năng chủ động kết hợp và điều khiển vận động của các chi.

- Các động tác đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày như cầm, nắm, xoay người cũng trở nên khó khăn.

- Cột sống có hiện tượng bị sưng đau, đỏ tấy.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng nhìn chung cũng tương đồng với các thể thoát vị kể trên, nhưng phổ biến hơn cả là do tác động mạnh của ngoại lực vào nhiều vùng của cột sống. Trường hợp khác là các tổn thương diễn ra liên tục khiến cho cột sống bị suy yếu và xảy ra tình trạng thoát vị ở nhiều vị trí khác nhau.

Trên đây là 4 thể thoát vị đĩa đệm thường gặp. Khi có những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm cột sống thì các bạn nên đi khám để biết chính xác tình trạng cũng như được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh trở nặng và gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc nhé !

Bài viết liên quan

Thoát vị đĩa đệm di trú là gì ?

Thoát vị đĩa đệm có di trú là một dạng thoát vị nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường nếu không được ...

Hiểu về thoát vị đĩa đệm lưng có mảnh rời

Thoát vị đĩa đệm cột sống là căn bệnh về xương khớp khá phổ biến, có khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh được ...

Lồi đĩa đệm là gì ?

Lồi đĩa đệm là một dạng tổn thương nhẹ của thoát vị đĩa đệm. Ở giai đoạn này người bệnh có thể cảm nhận được các cơn ...

Phồng đĩa đệm là gì ?

Phồng đĩa đệm là một giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nó có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cột sống. Và nếu ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...