Phồng đĩa đệm là một giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Nó có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong cột sống. Và nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ diễn tiến nặng và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khiến người bệnh bị đau đớn, hạn chế vận động. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng này nhé.
Hiểu về bệnh phồng đĩa đệm
Cột sống của con người có hình chữ S, được tạo thành bởi rất nhiều đôt sống xếp chồng lên nhau. Giữa các đốt là đĩa đệm. Đĩa đệm gồm có 2 phần là lớp bao xơ ở bên ngoài và nhân nhày ở bên trong. Nhân nhầy có dạng gel giống như lòng trắng trứng. Chức năng của đĩa đệm tương tự như một lò xo, hấp thụ xung động, tránh để các đốt xương tỳ đè trực tiếp lên nhau, bảo vệ cho cột sống.
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ bị rách (do lão hóa, chấn thương, sai tư thế khi nằm hoặc ngồi trong thời gian dài…), nhân nhày thoát ra bên ngoài và gây chèn ép lên các rễ thần kinh, tủy sống. Bệnh thường tiến triển qua 4 giai đoạn. Trong đó, phồng đĩa đệm là nhân nhày vẫn còn ở trong boa xơ, chưa lệch ra khỏi vị trí trung tâm, do đó chưa gây ra chèn ép thần kinh, tủy sống.
Phồng đĩa đệm có thể xảy ra tại bất cứ vị trí nào trên cột sống. Tuy nhiên 90% trường hợp là ở thắt lưng, nhất là đĩa đệm giữa các đốt L4 – L5, và L5 – S1. Do thắt lưng phải nâng đỡ toàn bộ phần trên của cơ thể, lại thường xuyên vận động và linh hoạt theo nhiều hướng, do đó dễ bị chấn thương và thoái hóa cũng nhanh hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh phồng đĩa đệm
Phồng đĩa đệm không có dấu hiệu cụ thể trong giai đoạn đầu nhưng về lâu dài người bệnh có thể có một số biểu hiện như:
- Đau, tê, ngứa ran tại vị trí bị ảnh hưởng, có thể lan ra các bộ phận ở xung quanh.
- Đau mỏi lưng, đặc biệt là thắt lưng.
- Tê, ngứa ran bàn và các ngón chân.
Tùy theo mức độ và vị trí mà mỗi người bệnh có những triệu chứng khác nhau. Cơn đau có thể bất chợt, có thể trong vài phút, kéo dài vài ngày, rồi tự hết. Điều này khiến cho nhiều người bệnh chủ quan mà không đi khám ngay.
Nguyên nhân gây bệnh phồng đĩa đệm
- Do tuổi tác: Cùng với thời gian thì đĩa đệm của chúng ta dần trở nên khô cứng do mất nước, không còn sự linh hoạt như lúc đầu. Khi có bất cứ tác động nào cũng có thể khiến đĩa đệm bị phồng lên.
- Chấn thương: Các chấn thương xảy ra ở cột sống do bị ngã, chơi thể thao, tai nạn khi đi trên đường, khi lao dộng sẽ tạo ra một lực mạnh, có tính chất đột ngột lên cột sống, từ đó gây phồng đĩa đệm.
- Di truyền: Nếu cha mẹ có đĩa đệm yếu do các bất thường liên quan tới cấu trúc thì con cái cũng có nhiều khả năng bị phồng hoặc thoát vị đĩa đệm hơn.
- Sai tư thế: Sai tư thế khi đứng khom lưng, nghiêng người, ngồi lâu, gục đầu, ngửa cổ…. đều có tác động xấu tới đĩa đệm và làm biến dạng cột sống.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây áp lực lên cột sống, ảnh hưởng tới cấu trúc của cột sống, đĩa đệm bị đè nén nhiều hơn.
- Sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá khiến giảm khả năng tiếp nhận oxy và chất dinh dưỡng của đĩa đệm và khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
Phồng đĩa đệm có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm
Phồng đĩa đệm về cơ bản không gây nguy hiểm hay đe dọa tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể diễn biến xấu, đặc biệt là khi người bệnh mang vác nặng, sai tư thế trong sinh hoạt.
Khi đó, bao xơ cơ thể bị rách, nhân nhầy thoát khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép lên các rễ thần kinh, tùy sống, tạo nên những cơn đau dữ dội và dai dẳng. Trong nhiều trường hợp, người bệnh bị suy giảm khả năng vận động do teo cơ, yếu cơ, rối loạn đại tiểu tiện, mất đi cảm giác và phản xạ gân cơ, một số còn bị liệt chi khi khối thoát vị gây chèn ép nặng vào rễ thần kinh, tủy sống.
Điều trị phồng đĩa đệm
Phồng đĩa đệm nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm. Việc điều trị bệnh dựa vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng người bệnh mà đưa ra các biện pháp khác nhau.
Ở mức độ còn nhẹ nên người bệnh có thể sử dụng thuốc Đông y, Vật lý trị liệu, xung điện, điệm châm, tia hồng ngoại.
Các bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, tăng cường vitamin nhóm B theo đường uống hoặc tiêm.
Phòng ngừa phồng đĩa đệm
Để phòng ngừa phồng đĩa đệm thì cần phải thay đổi lối sống và sinh hoạt cho phù hợp.
- Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống, làm việc, và nghỉ ngơi hợp lý.
- Giữ trọng lượng cơ thể ổn định, không để thừa cân, béo phì.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cột sống vững chắc, linh hoạt.
- Khi nâng, khiêng, vác vật nặng cần đúng tư thế: Thẳng lưng, sử dụng lực của chân chứ không phải tay hay lưng, giữ vật gần người nhất.
- Không nên ngồi lâu, sau 1 – 2h làm việc nên đứng dậy vận động.
- Massage kéo giãn cơ thể tại các trung tâm trị liệu, massage spa, hoặc sử dụng ghế massage tại nhà.
Khi phát hiện những cơn đau cho dù là thoảng qua ở cột sống các bạn nên đi khám tại bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán tình trạng, nguyên nhân gây bệnh cũng như tư vấn phương pháp điều trị phồng đĩa đệm phù hợp nhé !