Áp dụng day ấn huyệt mang lại hiệu quả giảm đau rất tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này có chi phí rẻ, an toàn và không để lại tác dụng phụ như việc dùng thuốc, rất thích hợp với người bệnh ở giai đoạn nhẹ. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Day ấn huyệt trị thoát vị đĩa đệm nhé.
Tác dụng của bấm huyệt với người bệnh thoát vị đĩa đệm
Trong Y học cổ truyền phương Đông, bấm huyệt được sử dụng như một biện pháp có tác dụng làm mềm cơ, giãn cơ, giảm đau, giảm viêm cho người bệnh thông qua việc tác động vào các huyệt ở trên cơ thể.
Cũng theo Y học phương Đông, trên cơ thể có hệ thống kinh lạc, được ví như dòng sông, huyệt như các hồ dọc theo dòng sông có tác dụng điều tiết. Nếu kinh lạc thông suốt thì cơ thể khỏe mạnh. Còn khi tắc nghẽn thì có thể bị suy yếu và dễ mắc bệnh. Việc tác động vào huyệt – điểm giao giữa các dây thần kinh, mạch máu sẽ giúp khí huyết lưu thông, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó có thoát vị đĩa đệm.
Việc bấm huyệt kết hợp với xoa bóp cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống còn có một số lợi ích khác như: Kích thích quá trình tạo tế bào mới tại hệ thống xương khớp, ổn định tuần hoàn máu, tốt cho thần kinh, nhanh chóng phục hồi vận động, giảm sự chèn ép của đĩa đệm lên thần kinh.
Bấm huyệt so với các phương pháp khác có ưu điểm là giá rẻ, không cần tới các máy móc hiện đại, cũng an toàn vì không xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể. Nhược điểm của nó là đòi hỏi thời gian dài, kiên trì áp dụng.
Người bệnh thoát vị cột sống khi nào nên bấm huyệt?
Bấm huyệt được xem là liệu pháp hỗ trợ, kết hợp với các phương pháp điều trị khác để tăng cường hiệu quả, giảm đau cho người bệnh.
Bấm huyệt thường chỉ áp dụng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn 1 và 2 khi bệnh còn nhẹ. Độ 3 thì tùy vào trường hợp cụ thể, nhưng phải nhẹ nhàng. Thoát vị đĩa đệm độ 4 thì việc bấm huyệt không có hiệu quả.
Các kỹ thuật bấm huyệt chống chỉ định cho những người bị cốt hóa, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống nặng, người bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, ngoài ra là những người bị tái pháp thoát vị đĩa đệm cột sống sau phẫu thuật.
Cách bấm huyệt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Việc bấm huyệt nên thực hiên bởi những người có kiến thức chuyên môn để đạt hiệu quả cao và tránh biến chứng. Dưới đây là một số kỹ thuật mà các bạn có thể tham khảo:
- Đầu tiên để người bệnh nằm sấp, người thực hiện ở bên cạnh. Tiếp đó làm mềm và thư giãn các cơ tại lưng và mông bằng cách DAY dọc hai bên cột sống, từ đốt D7 đến mông 3 lần bằng cách sử dụng gốc bàn tay, ngón cái, ngón út để ấn liên tiếp trên lưng, sau đó di chuyển theo đường tròn.
- Tiếp theo, LĂN hai bên từ D7 đến mông 3 lần bằng mu bàn tay, lực vừa phải. BÓP từ D7 đến mông 3 lần bằng cách sử dụng ngón cái và ngón trỏ và ngón cái để kéo phần thịt lưng lên.
- Tập trung tác động vào vị trí bị tổn thương, thực hiện cá động tác ấn, day, xoa theo chiều thuận của kim đồng hồ. Xoa lên các huyệt Thận du, Giáp tích, Đại trường du từ 3 – 5 phút.
- Bấm vào các huyệt: Giáp tích, Thận du, Đại trường du, Cách du, Á thị. Bấm nhưng không day, tăng lực tác động một cách từ từ cho tới khi người bệnh có cảm giác đau tức thì dừng lại trong 1 phút.
- Sử dụng ngón tay cái để nắn trên vùng đĩa đệm bị lệch với lực nhẹ nhàng từ 3 - 5 phút.
Một số điều cần biết khi bấm huyệt cho người bị thoát vị
- Nguyên tắc chung của bấm huyệt là lực tác động từ nhẹ tới mạnh, nông tới sâu, từ vị trí không đau tới điểm đau. Nên thực hiện ngày 1 lần, một liệu trình kéo dài khoảng 1 tháng.
- Vị trí các huyệt: Huyệt Thân du từ dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng thứ 2 đo ngang ra 1.5 tấc; Đại trường du từ mỏm gai đốt sống thứ 4 đo ra 1.5 tấc; Cách du từ mỏm gai đốt sống thứ 6 đo ra 1.5 tấc.
- Động tác xát: Xòe rộng hai bàn tay, xác trên lưng từ ngang tới dọc tới khi nóng.
- Động tác xoa: Lòng bàn tay xoa tròn từ dưới lên, 2 bên cột sống ra ngoài.
- Động tác day: Dùng gốc bàn tay để thực hiện day ấn cho toàn bộ vùng lưng.
- Động tác bóp: Dùng gốc bàn tay và vân các ngón để xoa bóp cho lưng, vai, mông người bệnh.
Trên đây là một số chia sẻ về phương pháp Day ấn huyệt trị thoát vị đĩa đệm. Để bệnh nhanh khỏi các bạn cần điều chỉnh sinh hoạt và tư thế làm việc cho đúng; Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh; Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe tổng thể, đặc biệt là hệ thống xương khớp. Ngoài ra cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể, trong đó có hệ xương được thư giãn, phục hồi !