Sự thay đổi nồng độ hóc môn trong cơ thể (như estrogen và progesterone) chính là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ bị đau ngực trước kỳ kinh nguyệt. Nó có thể gây sưng hạch bạch huyết, gây đau. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn 6 “chiêu” làm dịu cảm giác đau ngực trước kỳ kinh đơn giản mà hiệu quả nhé.
Sự thay đổi của bầu ngực trước thời điểm có kinh
Trên thực tế nguyên nhân gây đau ngực ở chị em phụ nữ rất đa dạng, có thể là do viêm vú, sử dụng thuốc điều trị bệnh, ung thư vú, phẫu thuật vùng ngực, chấn thương…
Nếu bị đau ngực cho chuẩn bị tới kỳ đèn đỏ thì chị em có thể cảm thấy từ thời điểm trước đó 2 tuần, với những biểu hiện cụ thể sau:
- Ngực sưng đau: Ngực sưng và đau âm ỉ ở cả 2 bên vú, hoặc đau từng cơn nhói lên.
- Ngực cơ thay đổi: Khi sờ vào có thể nhận thấy mô vú dày hoặc thô, còn núm vú thì trở nên nhạy cảm hơn bình thường.
- Hết đau khi có kinh: Các triệu chứng đau ở ngực sẽ gần như biến mất khi bắt đầu xuât hiện máu kinh.
Cách giảm đau vùng ngực
Mặc áo ngực thoải mái
Mặc áo lót chật có thể gây kích ứng da, nhất là trong thời gian dài. Để giảm cảm giác khó chịu các bạn nên sử dụng áo ngực vừa vặn. Bạn cũng có thể sử dụng loại không có gọng, kích thước rộng rãi một chút so với vòng ngực của mình, hoặc được làm từ chất liệu mềm, khả năng co giãn tốt, nhất là vào kỳ kinh.
Massage nhẹ nhàng
Massage vùng ngực cũng là một cách đơn giản mà hiệu quả để giảm đau. Nó có tác dụng tăng cường bạch huyết cũng như lưu lượng máu tới ngực, giúp vùng cơ thể này mềm mịn, đàn hồi hơn. Thói quen này cũng giúp bạn sở hữu vòng 1 quyến rũ hơn.
Bạn có thể masage bằng tay, kết hợp massage với sử dụng các loại dầu thiên nhiên như dầu dừa, dầu ô liu để thuận lợi và hiệu quả.
Dưới đây là một số bước massage xoa bóp cho núi vùng ngực:
- Xoa 2 tay vào nhau để làm ấm và mềm da, tránh da tay không gây kích ứng da ngực.
- Xòe các ngón tay và áp lên bầu ngực.
- Thực hiện mát xa theo các chuyển động tròn, tay phải di chuyển theo chiều thuận kim đồng hồ, trong khi tay trái đi theo chiều ngược lại.
- Nếu thấy đau ở vú thì các bạn giảm lực tác động, và không chạm vào nhũ hoa.
- Massage ngực trong 5 – 15 phút, 1 - 2 lần/ngày.
Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm nóng giúp cải thiện lưu thông máu tại chỗ, giảm đau. Bạn có thể lấy khăn bông mềm, nhúng vào nước nóng, sau đó vắt ráo rồi chườm lên bầu ngực. Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng miếng đệm nóng, túi sưởi khô. Thời gian chườm khoảng 15 – 20 phút. Người bệnh tiểu dường, viêm da, huyết khối tĩnh mạch sâu, đa xơ cứng không nên áp dụng phương pháp này. Và nên hỏi bác sĩ nếu bạn bị cao huyết áp, bệnh lý tim mạch.
Chườm lạnh có tức dụng giảm sưng, đau. Bạn có thể cho đá vào túi chườm hoặc bọc vào khăn mặt, sau đó chườm lên ngực.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Nên hạn chế caffeine (có trong cà phê, trà, nước ngọt, sô cô la cũng như một số thuốc không kê đơn).
Giảm các chất béo không lành mạnh (từ động vật), thay thế bằng chất béo lành mạnh từ dầu thực vật và các loại cá nước lạnh. Điều này giúp giảm nồng độ estrogen, cải thiện tình trạng đau ngực trước khi tới tháng.
Một số loại vitamin chỉ nên sử dụng ở mức độ vừa phải để giảm đau ngực gồm E, B6, có nhiều trong cải cay, bó xôi, củ cải xanh, cải xoăn, các loại đậu.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh kết hợp với hít thở sẽ giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, đau đớn, đồng thời giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm, tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể khỏ mạnh.
Bạn không nên tập quá sức, nhấ là vào thời điểm bị đau ngực. Những hoạt động như cardio ở cường đọ cao, chạy nhanh, nâng tạ nặng… sẽ khiến gia tăng sự mệt mỏi của cơ thể.
Thư giãn toàn thân
Sự thư giãn giúp bạn xoa dịu cơn đau rất tốt, đồng thời tái tạo năng lượng cho cơ thể. Để thư giãn toàn thân bạn có thể tắm nước ấm, đi xông hơi, spa, hoặc sử dụng ghế massage toàn thân tại nhà.
Việc sắp xếp công việc để bản thân không bị stress quá mức, ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn không kiệt sức vào thời điểm có kinh.
Tình trạng đau ngực trước kỳ kinh sẽ thuyên giảm nếu bạn áp dụng các biện pháp kể trên. Nếu các triệu chứng không được cải thiện thì bạn nên đi khám bác sĩ để phát hiện các nguyên nhân bệnh lý – nếu có, và được tư vấn phương pháp xử lý phù hợp !