Stress có thể xem là một trong những vấn đề phổ biến của xã hội hiện đại. Chúng ta có thể bị trầm cảm vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau, từ áp lực trong công việc, xã hội, gia đình. Có thể bạn chưa biết, nhưng stress có hai loại: Tốt và Xấu. Ở góc độ tích cực stress truyền cảm hứng, thúc đẩy nâng cao hiệu suất giải quyết công việc. Ở góc độ ngược lại, stress khiến cho chúng ta bị kiệt sức, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng chia sẻ về những dấu hiệu cảnh báo stress nặng, từ đó giúp các bạn nhận biết và xử lý tốt hơn nhé.
Stress nặng ảnh hưởng đến tiêu hóa
Căng thẳng quá độ có thể dẫn tới các vấn đề liên quan đến tiêu hóa như: Táo bón, trào ngược dạ dày, buồn nôn, hội chứng ruột kích thích…
Phản ứng stress gây áp lực, làm thay đổi hệ thống tiêu hóa của chúng ta do năng lượng bị chuyển hóa sang để đối phó lại với những tình huống căng thẳng. Khi stress xảy ra thường xuyên thì cơ thể không thể phục hồi, dẫn đến hàng loạt ván đề như: Nóng rát kéo dài, nôn nhiều lần, thậm chí là chứng nôn mửa theo chu kì. Ăn uống trong tâm trạng lo lắng cũng khiến chúng ta dễ bị khó tiêu, dầy hơi.
Lời khuyên của các bác sĩ trong trường hợp này là nên dành thời gian để thư giãn trước bữa ăn để cải thiện. Bạn cũng nên thường xuyên ăn cùng với gia đình hoặc bạn bè, sự chia sẻ, động viên ở những thời điểm này rất quan trọng.
Stress nặng khiến rụng tóc nhiều
Bình thường thì hàng ngày sẽ có một lượng tóc nhất định rụng đi, trong khi một số mọc mới. Stress và rụng tóc cơ mối liên hệ, ảnh hưởng qua lại. Khi bạn lo âu kéo dài và thường xuyên thì có thể bị rụng tóc nhiều.
Có 3 cơ chế rụng tóc:
- Bệnh rụng tóc: Khiến cho một lượng lớn tóc bị rụng khỏi da đầu.
- Rụng tóc TE (Telogen Effluvium): Lượng tóc rụng lên đến 70%.
- Bệnh nghiện giật tóc: Bạn không thể cưỡng lại ý muốn tự bứt tóc của mình.
Tình trạng rụng tóc có thể kéo dài tới mấy tháng sau khi bạn trải qua cơn stress, thường là khi mất việc, mất đi người thân, đổ vỡ trong chuyện tình cảm.
Để bảo vệ và chăm sóc tóc bạn nên kết hộp với sử dụng các loại dầu gội, dầu dưỡng phù hợp với da đầu. Nên thường xuyên thực hiện massage da đầu nhẹ nhàng với dầu dừa, hương thảo, oải hương để giảm tóc rụng.
Stress nặng làm suy giảm trí nhớ
Mặc dù đôi khi chúng ta có thể có những biểu hiện của “não cá vàng”, quên hoặc đãng trí một chút. Tuy nhiên, suy giảm trí nhớ một cách thường xuyên lại là một tình trạng không thể xem nhẹ. Nó khiến bạn không chỉ quên những chi tiết nhỏ mà còn giảm sự tập trung, ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống.
Giảm trí nhớ là hậu quả của căng thẳng và lo âu xảy ra ở hầu hết mọi người, khi cơ thể tạo ra cortisol quá mức. Đây là một hóc môn không có lợi cho não bộ; Nó làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, tâng cân không kiểm soát, lực học đi xuống.
Não bộ của chúng ta cần được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất cần thiết để hoạt động ổn định, phát triển. Bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho não như: Mật ong, bơ, cá hồi, rau có màu xanh đậm.
Stress nặng gây chảy máu cam
Tình trạng chảy máu cam có thể xảy ra khi mũi bị ngoại lực tác động mạnh khiến tổn thương, hoặc nhiệt độ môi trường thay đổi, môi trường sống không thuận lợi, có các sự kiện không vui xảy đến khiến cho bạn bị stress. Ở những thời điểm như vậy áp lực máu tăng cao kết hợp với việc màng mũi quá khô khiến cho tĩnh mạch, mao mạch bị rách và tạo thành hiện tượng chảy máu cam.
Khi bị chảy máu cam bạn không nên sợ hãi, bấn loạn, vì điều này sẽ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Hãy bình tĩnh, sử dụng bông để cầm máu, kiểm soát cơ thể. Ngoài ra để phòng ngừa chảy máu cam bạn cần học cách kiểm soát hơi thở, tăng cường thể dục thể thao, hạn chế tối đa các đồ uống chứa caffein. Đây cũng là các biện pháp giúp đẩy lùi stress.
Ngoài ra cần chú ý giữ ẩm cho mũi, có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi, dung dịch dạng xịt, đồng thời hạn chế cho tay vào hỉ mũi (có thể gây viêm nhiễm). Vệ ngoáy mũi quá sạch sẽ cũng có thể gây kích ứng mũi.
Stress nặng khiến bạn đổ mồ hôi
Cơ thể đổ nhiều mồ hôi là một dấu hiệu của stress nặng mà không ít người bỏ qua. Thông thường mồ hôi sẽ tiết ra khi thân nhiệt tăng, hoặc tập thể dục thể thao kích thích hoạt động của tuyến mồ hôi.
Mồ hôi tiết ra khi cơ thể stress thường đặt hơn, có tính ngọt và là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển trên bề mặt da cũng như các khu vực rậm lông (nách, cơ quan sinh dục).
Các bạn nên chú ý đến thực phẩm và nước uống dung nào vào cơ thể hàng ngày. Chúng cũng có thể khiến cho mồ hôi tiết ra nhiều hơn, nhất là với các loại đồ ăn cay, rượu.
Stress nặng làm suy yếu hệ miễn dịch
Khi stress, vùng dưới đồi của tuyến yên – cơ quan có nhiệm vụ chống lại các nguy hiểm sẽ được kích hoạt. Ngoài cortisol thì vùng này còn tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh khác như catecholamine – loại hóc môn có khả năng giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch thông qua việc dùng các “tế bào chiến đấu” để chống chống lại nguy cơ cho cơ thể.
Nhưng nếu stress kéo dài hoặc thường xuyên thì các bộ phận khác của cơ thể sẽ bị thiếu tế bào chiến đấu và kết quả là cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của sự suy yếu, dễ bị nhiễm trùng, tổn thương, đồng thời việc hồi phục khó khăn, kéo dài.
Hệ miễn dịch tự nhiên có thể được cải thiện qua việc thực hành lối sống lành mạnh, nghỉ nghỉ đầy đủ. Bạn cũng có thể áp dụng massage trị liệu hoặc sử dụng ghế massage đễ dẫn lưu hệ bạch huyết.
Áp lực trong cuộc sống, công việc hàng ngay sẽ khiến chúng ta bị căng thẳng ở những mức độ khác nhau. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức được vấn đề và có cách xử lý hiệu quả. Không nên để stress nặng và khiến cho cơ thể phải đối mặt với nhiều rủi ro. Mong rằng những thông tin bài viết cung cấp giúp bạn hiểu hơn về stress nặng cũng như cách phòng ngừa !