Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng cơ tay đột nhiên co rút, khiến tê liệt, không thể cử động trong khoảng thời gian ngắn. Nó có thể gây nguy hiểm khi đang khiêng vật nặng, lái xe, bơi lội dưới nước.
Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn 9 cách trị chứng chuột rút ở tay nhé.
Trị chuột rút ở tay
Dừng các hoạt động gây đau
Bàn tay chuyển động quá mức có thể là nguyên nhân gây đau và dẫn tới chuột rút. Do đó bạn cần ngừng các hoạt động đó, ví dụ: Đánh máy, viết, chơi cầu lông, chơi nhạc cụ, vẽ, nắm chặt một vật trong khoảng khời gian dài.
Thực hiện co duỗi tay
Động tác này có tác dụng buộc bàn tay phải vận động đê giữ sự cân bằng giữa những chuyển động có tính chất lặp đi lặp lại. Hãy kéo căng tay bằng cách co các ngón để tạo thành nắm đấm thật chặt. Giữ trong 60 giây rồi mở bàn tay ra. Lặp lại nhiều lần.
Massage trị chuột rút
Liệu pháp massage giúp thư giãn và giải phóng axit lắc tíc (chất làm mỏi cơ). Bạn chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng dọc theo cánh tay, kết hợp với xoa bóp theo chuyển động tròn ở vùng cơ bị chuột rút. Các bạn có thể kết hợp với dùng dầu massage để dễ dàng thực hiện hơn. Máy massage, ghế massage cũng rất tốt trong việc phòng ngừa chuột rút nếu bạn thường xuyên sử dụng.
Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm nóng hoặc chườm lạnh đều có tác dụng trị chứng chuột rút. Bạn có thể sử dụng khăn ấm để đắp lên cơ bắp, tắm nước ấm. Còn với chườm lạnh thì chỉ việc cho đá vào khăn, bọc lại rồi chườm (lưu ý không đặt trực tiếp đá lên da vì đễ gây phỏng lạnh). Bạn cũng có thể kết hợp chườm với kỹ thuật massage bấm huyệt để giúp tăng cường khả năng lưu thông máu tại chỗ.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Trong một số trường hợp, công việc bận rộn khiến bạn quên uống nước cũng là nguyên nhân gây vọp bẻ. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc suy giảm khả năng hoạt động của các cơ khi cơ thể mất nước. Ngoài ra còn có những triệu chứng như hơi thở bị hôi, da khô, nhức đầu… Trong những trường hợp như vậy bạn nên nhanh chóng bổ sung nước để ngăn ngừa tình trạng chuột rút.
Phòng ngừa chuột rút ở tay
Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Dinh dưỡng có mối liên hệ mật thiết với sự hình thành và phát triển cơ bắp cũng như sức mạnh của các cơ. Thiếu một số vi chất có thể ảnh hưởng tới các hoạt động và quá trình chuyển hóa trong cơ thể, nhất là natri, canxi, magie, kali. Thiếu vitamin B có thể ảnh hưởng đến cơ bắp, khiến co rút, nhất là B1, B5, B6. Vấn đề này khá thường gặp với những người thường xuyên tập luyện thể thao cường độ cao, phụ nữ mang thai, người mắc các bệnh lý liên quan đến thận, người đang áp dụng hóa trị điều trị ung thư.
Bạn nên cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nhóm dinh dưỡng trong bữa ăn, và đảm bảo đủ lượng magie, kali, canxi và bổ sung vitamin cho cơ thể khi bị thiếu là điều cần thiết, nhất là vitamin nhóm B. Tuy nhiên các bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ, nhất là chị em phụ nữ trong thai kì.
Tăng cường sức mạnh cho tay
Các bạn có thể tiến hành các bài tập với bóng cao su trong lòng bàn tay. Bóp bóng từ 10 – 15 lần ở mỗi bên tay, 2 – 3 ngày trong tuần. Tham gia một số môn thể thao sử dụng đến tay cũng là một cách để luyện tập cho tay, ví dụ: Bóng rổ, bóng bàn…
Sử dụng đồ vật có kích thước phù hợp
Điều này ít người để ý, nhưng cầm nắm đồ vật có kích thước lớn có tác động tiêu cực đến cơ và các khớp ở tay. Để phòng ngừa chuột rút bạn nên sử dụng các công cụ, thiết bị tập luyện, đồ dùng gia đình phù hợp với tay để tạo cảm giác thoải mái khi cầm.
Thêm một lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe là khi bị chuột rút các bạn nên nghỉ ngơi 15 – 30 phút. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên hoặc kéo dài thì bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong 1 – 2 ngày. Trường hợp kéo dài hơn 2 tuần thì nên đến bệnh viện khám vì đây có thể là triệu chứng của một số bệnh lý, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.