Nếu vào một lúc nào đó, con bạn nói rằng bé bị đau nhức cơ chân, nhất là vào buổi chiều và tối trước khi đi ngủ thì bạn cũng không cần phải quá hoang mang hay lo lắng; Bởi đây có thể thời điểm bé đang trải qua giai đoạn đau tăng trưởng.
Đau tăng trưởng là tình trạng không hiếm gặp, thường xuất hiện ở chân, không tự khỏi mà cần đến sự can thiệp y tế. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.
Đau tăng trưởng ở trẻ em là gì ?
Nói chính xác thì đau tăng trưởng cũng không phải là bệnh. Tuy nhiên, nó gây đau đớn, khó chịu cho trẻ. Các cơn đau xuất hiện khi bé ở độ tuổi 3 – 5, hoặc 8 – 12, và sẽ dừng lại khi bé ngừng phát triển. Đa số trẻ sẽ không còn bị tình trạng này khi bước vào lứa tuổi dậy thì.
Nguyên nhân gây đau tăng trưởng
Đau tăng trưởng không ảnh hưởng đến xương khớp hoặc các khu vực xung quanh, nó chỉ nhắm đến cơ bắp. Một số chuyên gia tin rằng đau tăng trưởng là do trẻ vận động quá nhiều. Việc chạy nhảy, trèo leo, hoạt động quá mức vào ban ngày khiến trẻ bị đau nhức chân về đêm.
Triệu chứng đau tăng trưởng
Hầu hết các bé bị đau ở bắp đùi trước, bắp chuối, sau đầu gối, và thường cơn đau sẽ xuất hiện ở cả hai bên chân.
Khớp của trẻ bị đau do tăng trưởng không có biểu hiện bất thường khi ấn vào. Điều này cần phân biệt với tình trạng sưng, đỏ, đau nhiều khi ấn vào khớp của người bị đau do các vấn đề bệnh lý.
Đau tăng trưởng ở trẻ thường diễn ra vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ. Một số bé không nhận ra do ngủ say, nhưng khi thức giấc sẽ thấy khó chịu bởi tình trạng nhức mỏi ở 2 chân. Tình trạng đau sẽ giảm và biến mất vào buổi sáng.
Chẩn đoán trẻ bị đau tăng trưởng
Một điều khá thú vị và được các các bác sĩ đánh gia cao khi chẩn đoán đau tăng trưởng là cách mà trẻ phản ứng khi chạm vào cơ thể ở thời điểm cơn đau xuất hiện. Nếu trẻ bị đau do bệnh lý sẽ không thích bị chạm vào cũng như không muốn bác sĩ thực hiện xoay, nắn, bởi nó khiến đau nhiều hơn. Ngược lại, trẻ bị đau tăng trưởng thường cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn khi được xoa bóp, ôm và âu yếm.
Điều trị đau tăng trưởng ở trẻ em
Do không phải là bệnh nên không có phương pháp điều trị cụ thể cho tình trạng đau tăng trưởng ở trẻ. Mặc khác, các cơn đau cũng không trầm trọng, không ảnh hưởng đến qua trình phát triển của trẻ. Các triệu chứng sẽ giảm dần trong 1 – 2 năm.
Một số cách giảm đau có thể áp dụng gồm:
- Massage chân: Đa số mọi người thích được massage xoa bóp, không kể người lớn hay trẻ nhỏ. Bạn có thể tự tay massage chân cho con hoặc sử dụng các loại máy massage. Trẻ đủ lớn có thể cho sử dụng ghế massage toàn thân có tính năng massage chân chuyên sâu.
- Chườm nóng: Nhiệt liệu pháp có tác dụng làm dịu cơn đau cũng như tình trạng căng mỏi cơ. Bạn có thể cho trẻ ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ sẽ rất có ích.
- Tập luyện co giãn: Các bài tập vận động có tác dụng làm giãn các cơ lở chân vào ban ngày sẽ giúp ngăn ngừa đau vào ban đêm.
Đau chân khi nào cần tới bác sĩ ?
Như đã đề cập ở trên, đau tăng trưởng ở trẻ thường xuất hiện ở cả hai chân, và thời gian thường là chiều tối. Trường hợp bị đau 1 chân hoặc đau dữ dội thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý liên quan tới cơ – xương – khớp bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện.
Ngoài ra, nếu trẻ bị đau chân kèm theo các triệu chứng sau thì các bạn cũng nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám: Sốt, yếu có, sút cân không rõ nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi, phát ban, ăn không ngon miệng, có hành vi bất thường, khớp bị sưng đau và đỏ, đi khập khiễng hoặc khó khăn khi di chuyển đi đứng…
Trên đây là một số chia sẻ về Hiện tượng đau tăng trưởng ở trẻ em. Mặc dù tình trạng này không phải bệnh tật nghiêm trọng nhưng có thể khiến cho trẻ khó chịu, bứt rút. Vì thế, cha mẹ cần bình tĩnh để trấn an và động viên con, thực hiện các biện pháp giảm đau cho trẻ.