9 cách giảm căng thẳng khi mang thai cho mẹ bầu

Mang thai là một điều rất đặc biệt, bên cạnh niềm hạnh phúc được làm mẹ là những trăn trở, lo lắng. Cảm giác căng thẳng là điều mà nhiều mẹ bầu cảm thấy và trải qua. Nếu bạn là một trong số đó thì hãy cùng tham khảo 9 cách giảm căng thẳng khi mang thai cho mẹ bầu được chia sẻ dưới đây nhé.

#1. Dành thời gian để nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ tốt cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, nếu thấy bản thân không có đủ năng lượng để làm thêm việc nhà thì bạn hãy đi nghỉ. 

Tại nơi làm việc bạn nên tận dụng thời gian nghỉ trưa để thư giãn nhiều nhất có thể.

#2. Chế độ ăn

Một chế độ ăn uống đầy đủ không chỉ giúp tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp giảm căng thẳng. Những thực phẩm giàu vitamin B (bánh mì, gạo lứt…) giúp tăng nồng độ serotonin – hóc môn có khả năng chống lại stress. 

Ngoài ra mẹ bầu nên bổ sung thêm nhiều trái cây và rau củ quả vào khẩu phần ăn.

9 cách giảm căng thẳng khi mang thai cho mẹ bầu

#3. Tập thể dục trước khi sinh

Tập thể dục giúp thân thể khỏe mạnh hơn, đồng thời ức chế các cơn đau, giảm căng thẳng, hỗ trợ quá trình sinh nở thuận lợi hơn. 

Bạn có thể áp dụng các bài vẫn quen tập trước khi mang bầu nhưng với cường độ và độ nặng được giảm nhẹ hơn. Hoặc có thể nhờ bác sĩ trị liệu hướng dẫn các bài tập phù hợp với thể trạng. 

#4. Các liệu pháp bổ sung

Châm cứu, thiền, massage xoa bóp hoặc là những cách tuyệt với đề tăng cường sự thư giãn trong thai kì. 

Nếu bạn sử dụng các loại tinh dầu thơm hoặc máy massage, ghế massage thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia vì một số loại mùi hương, động tác massage trên máy có thể không phù hợp với phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu. Ví dụ: Việc bấm huyệt tại chân không được khuyến khích vì có thể gây co thắt tử cung, ảnh hưởng tới thai nhi (sinh non).

9 cách giảm căng thẳng khi mang thai cho mẹ bầu

#5. Củng cố quan hệ vợ chồng

Việc quá lo lắng thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ của mẹ bầu với xung quanh, nhất là với chồng. Cởi mở, nói về vấn đề của bạn là cách để cả hai thấu hiểu nhau, cùng san sẻ trách nhiệm làm cha mẹ. 

Bạn cũng có thể tâm sự với bạn bè, người thân – những người đã có kinh nghiệm sinh nở và nuôi con để được tư vấn về kinh nghiệm xây dựng, củng cố các mối quan hệ với chồng trong giai đoạn bầu bí.

#6. Điều chỉnh kế hoạch đi lại

Việc phải tham gia giao thông vào những khung giờ cao điểm với kẹt xe, khó bụi, tiếng ồn có thể là nguyên nhân khiến tình trạng căng thẳng của bạn gia tăng. Vì thế bạn nên đề xuất với lãnh đạo công ty để được đi muộn hơn một chút và về sớm hơn để tránh những vấn đề kể trên.

Và nếu tính chất công việc không đòi hỏi bạn phải trực tiếp có mặt tại công ty thì bạn có thể đề xuất làm việc tại nhà trong những tuần cuối của thai kì.

9 cách giảm căng thẳng khi mang thai cho mẹ bầu

#7. Giải quyết vấn đề tài chính

Việc so thêm thành viên mới sẽ khiến chi phí chi tiêu trong gia đình tăng lên. Thay vì lo lắng một cách vô ích, bạn nên liệt kê những món đồ cần mua, những chi phí thiết yếu nhất và xem những món nào cần mua trước, một số có thể tận dụng đồ cũ hoặc xin lại.

Bạn cũng nên trao đổi với bộ phận nhân sự của công ty để chắc chắn về các quyền lợi thai sản của mình.

#8. Hãy luôn vui vẻ

Giữ cho bản thân được thoải mái là cách tốt nhất để có một thai kì an toàn, sẵn sàng cho mẹ tròn con vuông. Bạn có thể nghe nhạc, xem phim, gặp gỡ bạn bè, đi dạo với chồng… Làm tất cả những việc khiến cho bản thân bạn cảm thấy vui vẻ.

#9. Chuẩn bị cho ngày sinh

Nếu vẫn còn lo lắng về quá trình sinh nở như: Làm sao để đối phó với cơn đau, làm sao cho con bú… Điều này phổ biến hơn ở những bà mẹ mang thai con so; Các bạn hãy tới các lớp học tiền sản. Bạn sẽ nhận thấy nhiều chị em khác cũng có cùng mối bận tâm với mình, hãy kết bạn và cùng chia sẻ để tự tự, phấn chấn hơn.

Trên đây là một số chia sẻ về 9 cách giảm căng thẳng khi mang thai cho mẹ bầu. Mong rằng các thông tin trong bài viết giúp các bạn giảm được những lo lắng khi mang bầu, chuẩn bị tốt hơn cho quá trình sinh nở , sau sinh cả mẹ và con đều khỏe mạnh !

Bài viết liên quan

Bí quyết giúp ngủ ngon

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với thể chất cũng như tinh thần của con người. Ngủ đủ giác giúp cơ thể phục ...

Hiểu về phương pháp chườm nóng và chườm lạnh

Chườm lạnh được áp dụng với vết thương mới, cơn đau cấp tính, sưng sau chấn thương phần mềm, đau do giãn cơ, chấn ...

Nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới

Bụng dưới được tính từ vị trí ngang rốn trở xuống, bao gồm nhiều cơ quan ở bên trong: Ruột già, ruột, đường tiết niệu, ...

Hiểu về tình trạng đau lưng cấp

Đau lưng cấp là một trong những tình trạng sức khỏe khá phổ biến, gây đau dữ dội, đột ngột với nhiều biểu hiện nghiêm ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...