Hiểu về tình trạng đau lưng cấp

Đau lưng cấp là một trong những tình trạng sức khỏe khá phổ biến, gây đau dữ dội, đột ngột với nhiều biểu hiện nghiêm trọng nhưng ngắn hạn, chủ yếu là trong khoảng thời gian vài ngày đến vài tuần ( dưới 03 tháng).

Đau lưng cấp thường xảy ra nhiều ở vùng thắt lưng dưới, đôi khi lan cả xuống đùi và mông, do đây là phân nâng đỡ phần lớn  trọng lượng của cơ thể. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng đau lưng cấp nhé.

Nguyên nhân gây ra đau lưng cấp

Đau lưng cấp có thể xảy ra do nhiều lý do, nhưng chủ yếu nhất là do bị chấn thương, lao động chân tay nặng nhọc, sai tư khế khi ngồi hoặc đứng, mắc các bệnh lý liên quan tới cột sống.

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

- Nén gãy xương cột sốt do tình trạng loãng xương.

- Xuấ hiện khối u ở cột sống.

- Di bị co thắt cơ.

- Giãn dây chằng cột sống quá mức.

- Trượt thân đốt sống.

- Thân đốt sống dị dạng.

- Chứng đau thần kinh tọa.

- Bị hẹp ống sống.

- Tật cong vẹo cột sống bẩm sinh.

- Căng hoặc rách các cơ, gân hỗ trợ lưng.

Ngoài ra là do: Vỡ phình động mạch chủ ở bụng, bệnh lý viêm khớp, nhiễm trùng hoặc thận có sỏi, nhiễm trùng cột sống (viêm tủy xương, viêm đĩa đệm, áp xe), các vấn đề có liên quan tới cơ quan sinh sản nữ (lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,  ung thư buồng trứng).

Hiểu về tình trạng đau lưng cấp

Triệu chứng đau lưng cấp

Đau lưng cấp có rất nhiều triệu chứng khác nhau:

- Đau âm ỉ ở thắt lưng, cơn đau có thể lan dần đến vùng môn, chân, hoặc gia tăng với cảm giác đau nhói như bị dao đâm.

- Căng cứng, co cơ ở thắt lưng, xương chậu, hông.

- Giảm phạm vi cũng như khả năng vận động.

- Đau nhiền hơn khi khong lưng, cúi người, mang vật nặng, đứng nhiều hoặc đi bộ. Đôi khi cơn đau nghiêm trọng tới mức bạn không thể cử động được.

- Cơn đau không chỉ khu trú tại một vị trí mà lan ra các vùng cơ thể ở gần đó.

Chẩn đoán đau lưng cấp

Để chẩn đoán tình trạng đau lưng cấp các bác sĩ sẽ hỏi vền tần suất xảy ra các cơn đau lưng cũng như mức độ nghiêm trọng.

Tiếp đó là thăm khám trực tiếp lưng của người bệnh, yêu cầu bệnh nhân ngồi, đi đứng, nhấc chân để đánh giá cụ thể hơn tình trạng đau nhức. Điều này cũng giúp xác định nguồn gốc cơn đau lưng cấp đến từ đâu.

Nếu nghi ngờ có nhiễm trùng hoặc sự chèn ép dây thần kinh cũng như các vấn đề khác thì các bác sĩ sẽ thực hiện các chẩn đoán sâu hơn với: X-quang, chụp CT hoặc MRI, xét nghiệm máu, xạ hình xương, đo điện cơ.

Hiểu về tình trạng đau lưng cấp

Điều trị đau lưng cấp

Đa số cơn đau lưng cấp có thể tự hết sau một thời gian, nhưng một số lại dai dẳng và tái phát thường xuyên. Phương pháp điều trị cụ thể sẽ dựa trên nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ đau.

- Đau do bệnh lý ở các cơ quan nội tạng: Nếu đau lưng do nội tạng bị ảnh hưởng thì người bệnh cần điều trị dứt điểm căn bệnh đó để có thể chấm dứt triệu chứng đau lưng dưới.

- Nghỉ ngơi đầy đủ: Nằm nghỉ khi cơn đau dữ dội là cách làm đơn giản nhưng giúp giảm đau tốt. Tuy nhiên, cần tránh nằm nhiều, vì ít vận động có thể khiến cho các cơ bị teo và khớp cứng lại.

- Chườm nóng và lạnh: Việc sử dụng luân phiên chườm nóng và lạnh giúp làm giãn cơ, giảm viêm cơ. Bạn có thể chườm 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 – 20 phút.

- Sử dụng thuốc: Một số trường hợp đau lưng cấp dữ dội có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau.

- Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu rất hiệu quả trong việc giảm triệu chứng đau lưng cấp. Các bài tập không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ phục hồi chức năng.

- Massage xoa bóp: Đây là phương pháp trị liệu có lịch sử lâu đời. Có nhiều phương pháp massage khác nhau để bạn lựa chọn, hoặc đơn giản hơn cả là sử dụng ghế massage tại nhà. Điều trị đau lưng cấp còn có những biện pháp khác như châm cứu, nắn chỉnh cột sống. Các con số thống kê cho thấy khoảng 90% người bị đau lưng cấp sẽ hết trong 1 – 2 tuần, số còn lại sẽ phục hồi sau 3 tháng.

Hiểu về tình trạng đau lưng cấp

Phòng ngừa đau lưng cấp

Để phòng ngừa và hạn chế tình trạng đau lưng cấp các bạn có thể áp dụng các cách sau:

- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao: Điều này giú các cơ khỏe mạnh hơn, gân và dây chằng dẻo dai, các khớp linh hoạt, cải thiện tư thế và cởi bỏ áp lực cho cột sống.

- Không nên đứng lâu, ngồi nhiều một chỗ. Nếu do công việc thì nên đứng dậy và vận động nhẹ nhàng sau mỗi 1 – 2h làm việc liên tục.

- Giữ tư thế đúng tư thế khi đứng, ngồi, mang vật nặng, làm việc với máy tính.

- Giữ trọng lượng cơ thể ổn định, giảm cân nếu bị béo phì.

- Bỏ thuốc lá và hạn chế các chất kích thích khác.

- Không nên sử dụng giày cao gót quá nhiều.

Trên đây là một số chia sẻ giúp các bạn Hiểu về tình trạng đau lưng cấp. Mong rằng các thông tin trong bài viết sẽ nâng cao kiến thức về sức khỏe, giúp các bạn chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn ! 

Bài viết liên quan

Cách ngủ nhanh trong 10 giây, 60 giây và 120 ...

Mất ngủ là tình trạng khá thường gặp, ai cũng có thể bị. Có những đêm trần trọc, càng tìm cách để đi vào giấc ngủ thì ...

7 dấu hiệu stress để lại trên da bạn

Stress có thể xảy ra với chúng ta vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống do những áp lực từ công việc, gia đình, xã ...

Nguyên nhân khiến bạn bị nhức đầu, buồn nôn

Nhức đầu, buồn nôn thường là những vấn đề sức khỏe không quá đáng ngại, bởi chúng ta có thể gặp những triệu chứng này ...

Liệu trình trị đau đầu trong 3 ngày

Số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy hơn 50% số người trưởng thành bị đau đầu ít nhất 1 lần trong năm. Công ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...