Hiểu về phương pháp chườm nóng và chườm lạnh

Chườm lạnh được áp dụng với vết thương mới, cơn đau cấp tính, sưng sau chấn thương phần mềm, đau do giãn cơ, chấn thương thể thao, sai tư thế, và thường được áp dụng trong 48h sau chấn thương. Trong khi đó chườm nóng thường áp dụng cho các cơn đau mãn tính, chấn thương sau 48h. 

Chườm nóng hoặc lạnh là những kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả tốt nhất thì người thực hiện cũng cần phải có kinh nghiệm nhất định để dùng nhiệt độ hợp lý, áp dụng đúng trường hợp, tránh được những tác động không tốt lên cơ thể. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về phương pháp chườm nóng & lạnh nhé.

Phương pháp chườm lạnh

Tác dụng của chườm lạnh

Chườm lạnh có các tác dụng như: 

- Làm giảm thân nhiệt

- Giảm đau trong các trường hợp bị tổn thương cơ, dây chằng.

- Giảm đau cấp khi đau răng, đau đầu, đau sau khi bị chấn thương.

- Giảm sưng huyết cục bộ.

- Hạn chế viêm cấp.

- Hạn chế xuất huyết.

Hiêu về phương pháp chườm nóng và chườm lạnh

Chườm lạnh được chỉ định cho các trường hợp: Thân nhiệt ăng cao, nhiễm khuẩn, áp xe, xuất huyết ở đường tiêu hóa, sau khi phẫu thuật tuyến giáp cho người mắc bệnh cường tuyến giáp…

Chống chỉ định: Bệnh nhân táo bón, tuần hoàn cục bộ giảm, thân nhiệt thấp, người cao tuổi, người bị xuất huyết đường hô hấp. Chườm lạnh có thể khiến giảm thân nhiệt xuống dưới mức bình thường đối với những người bệnh bị hôn mê, rối loạn ý thức.

Các phương pháp chườm lạnh

Có 2 cách phổ biến là tác động nhiệt liên tục và không liên tục.

Tác động nhiệt lạnh không liên tục: Tác động lên vận mạch, lúc đầu làm co mạch sau đó gây giãn mạch sung huyết để làm tăng lưu lượng tuần hoàn, giúp tăng tầm vận động khớp cho bệnh nhân bị co cứng khớp, giảm co giật cơ.

Tác động nhiệt lạnh liên tục: Có tác dụng giảm đau cấp, giảm phù nề. Nó khiến cho các mạch máu nhỏ co lại và làm chậm tốc độ của dòng máu, giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm lượng oxy tiêu thụ, giảm chuyển hóa, giảm phản ứng viêm, giảm phù nề, giảm trương lực cơ.

Hiêu về phương pháp chườm nóng và chườm lạnh

Để chườm lạnh chúng ta có thể tắm nước lạnh, lau người bằng nước lạnh, chườm lạnh ướt, sử dụng nước đá.

Phương pháp chườm nóng

Tác dụng của phương pháp chườm nóng

- Giúp tăng thân nhiệt.

- Làm giãn cơ và dây chằng.

- Giãn mao mạch tại chỗ hoặc động mạch nhỏ, có thể lan ra toàn bộ cơ thể.

- Giảm kích thích thần kinh qua đó giảm đau.

- Gây sung huyết cục bộ và làm tăng tuần hoàn tại chỗ, từ đó rút ngắn thời gian lành vết thương.

- Giảm đau (nhất là đau do bệnh mãn tính), tăng cường dinh dưỡng cũng như chuyển hóa tại chỗ.

- Giảm co thắt.

- Điều hòa chức năng thần kinh, thần kinh thực vật.

Chườm nóng được sử dụng trong các trường hợp: Người bị đau dạ dày, gan, thận hoặc khướp; Bị viêm thanh quản, viêm khí quản; Trở sinh thiếu tháng; Người cao tuổi vào mùa đông; Phụ nữ sau sinh.

Hiêu về phương pháp chườm nóng và chườm lạnh

Chườm nóng không sử dụng trong các trường hợp: Viêm ruột thừa; Đau bụng nhưng không rõ nguyên nhân; Các bệnh nhiễm khuẩn nặng gây mù lòa; Người bị viêm phúc mạc; Xuất huyết; Ở viêm có mủ; Giãn tĩnh mạch dưới da; Người bệnh lao;  Người bị chấn thương trong 24h đầu (đang sung huyết) cũng không nên áp dụng biện pháp chườm nóng vi dẫ gây chảy máu do giãn mạch; Vết thương hở đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu; Khối u ác tính.

Chườm nóng có thể gây bỏng da nếu nhiệt quá cao (không được kiểm soát), thời gian trị liệu lâu, hoặc không đúng qui trình.

Các phương pháp chườm nóng

Chườm nóng gồm có chườm nóng ướt và nóng khô.

Chườm nóng ướt (trung bình 41 – 43 độ C, hoặc cao hơn là 50 – 60 độ C): giúp bắp thịt đang co cứng giãn ra, giúp tăng tuần hoàn cũng như khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, muối khoáng, các chất có trong thuốc. Để chườm nóng ướt chúng ta có thể ngâm vùng cơ thể cần chườm vào trong nước ấm, đắp parafin nóng, dùng rượu gừng. Dùng khăn gạc tẩm nước nóng cho những trường hợp có vết thương hở, nhiễm khuẩn, u nhọt.

Hiêu về phương pháp chườm nóng và chườm lạnh

Chườm nóng khô (trung bình 40 độ C, hoặc cao hơn là 50 độ C):  giúp bệnh nhân thây dễ chịu, có tác dụng giảm đau và tăng tuần hoàn máu ngoại vi. Để chườm nóng khô chúng ta có thể sử dụng lò sưởi, chai nước nóng, gạch nướng, cho các loại thảo được được làm nóng vào túi chườm, đèn chiếu hồng ngoài. Hoặc sử dụng các loại máy massage, ghế massage được trang bị hệ thống nhiệt.

Trên đây là một số chia sẻ giúp các bạn Hiểu về phương pháp chườm nóng và chườm lạnh. Qua các thông tin trong bài có thể thấy việc chườm mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, nhất là khi được kết hợp với liệu pháp massage. Các bạn hãy áp dụng các kiến thức có được vào trong cuộc sống, giúp chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình hiệu quả hơn nhé !

Bài viết liên quan

Nguyên nhân gây đau vùng bụng dưới

Bụng dưới được tính từ vị trí ngang rốn trở xuống, bao gồm nhiều cơ quan ở bên trong: Ruột già, ruột, đường tiết niệu, ...

Hiểu về tình trạng đau lưng cấp

Đau lưng cấp là một trong những tình trạng sức khỏe khá phổ biến, gây đau dữ dội, đột ngột với nhiều biểu hiện nghiêm ...

Cách ngủ nhanh trong 10 giây, 60 giây và 120 ...

Mất ngủ là tình trạng khá thường gặp, ai cũng có thể bị. Có những đêm trần trọc, càng tìm cách để đi vào giấc ngủ thì ...

7 dấu hiệu stress để lại trên da bạn

Stress có thể xảy ra với chúng ta vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc sống do những áp lực từ công việc, gia đình, xã ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...