Người cao tuổi là đối tượng thường gặp nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe do tác động của quá trình lão hóa, hệ thống đề kháng của cơ thể suy yếu. Một trong những triệu chứng thường gặp ở chân là dễ bị sưng phù. Đây thực chất là quá trình tích tụ chất lỏng ở trong mô tại bàn chân, khiến da bị căng lên, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Tình trạng phù chân ở người cao tuổi gây trở ngại lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Đó cũng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh mạn tính liên quan tới thận, tim, gan, mạch máu…
Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về Bệnh phù chân ở người già nhé.
Nguyên nhân gây bệnh phù chân ở người cao tuổi
Người cao tuổi sức khỏe giảm sút, nguy cơ cao mắ các bệnh lý mãn tính. Các nguyên nhân chủ yếu gây phù chân gồm:
- Bệnh thận, bệnh ở mạch máu, bệnh gan, bệnh tim mạch, viêm tắc tĩnh mạch, tiểu đường …
- Cơ – xương – khớp suy yếu nên dễ chấn thương khiến cho chân phù nề.
- Do ít vận động (đứng hoặc ngồi lâu một chỗ)
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp cũng có thể khiến chân người già bị sưng phù. Điển hình nhất là thói quen ăn nhiều muối. Ngoài ra là thiếu vitamin B1.
- Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị có tác dụng phù là tăng giữ nước hoặc muối trong cơ thể (nhất là thuốc điều trị huyết áp) cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng phù nề chân ở người già.
Triệu chứng phù chân ở người già
Đặc điểm của phù chân có thể khác nhau ở từng loại bệnh. Ở người già thì các triệu chứng điển hình bao gồm:
- Chân sưng, da căng, bề mặt da đổi màu.
- Khi dùng ngón tay nhấn vào da thấy bị lúm vào.
- Các khớp dần trở nên cứng.
- Tăng cân, tăng kích thước vùng bụng.
- Các tổ chức dưới da dần trở nên dày và cứng, có thể kèm theo ngứa. Người bệnh vì thế gặp nhiều khó khăn trong di chuyển, vận động.
- Nếu da bị nhiễm vi khuẩn có thể cứng, dày, bị biến dạng, thậm chí gây tràn dịch màng tinh hoàn (khiến cho bộ phận sinh dục bị phù to).
Ban đầu các dấu hiệu của bệnh khá khó để xác định. Tuy nhiên, người bệnh thường có dấu hiệu bị tăng cân. Càng về sau, các dấu hiệu của bệnh sẽ dần trở nên rõ ràng, kéo dài và khiến cho người bệnh trở nên mệt mỏi, nặng nhọc, nóng, đau nhức. Phù chân có thể xuất hiện ở mắt cá, cẳng chân, một số trường hợp nặng còn khiến chân bị biến dạng (phù chân voi).
Biến chứng của bệnh phù chân ở người già
Không chỉ khiến tăng kích thước chân, bệnh phù chân ở người già còn có thể dẫn tới một số biến chứng sau:
- Chân bị sưng đau, cứng cơ.
- Di chuyển gặp nhiều khó khăn.
- Da ngứa ngáy, khó chịu.
- Lưu thông máu kém do sự hình thành seo giữa các lớp mô.
- Khả năng đàn hồi của khớp, cơ bắp, động mạch, tĩnh mạch suy giảm.
- Gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng ở khu vực bị sưng.
- Tăng nguy cơ bị loét da.
Để chẩn đoán bệnh phù chân ở người già các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bằng việc ấn nhẹ vào chân, áp lực sẽ khiến chân bị lõm vào trong khoảng thời gian từ vài giây tới vài phút cho tới khi trở lại trạng thái bình thường. Các bác sĩ cũng sẽ thực hiện quan sát xem người bệnh có bị giãn tĩnh mạch, đổi màu da, loét hoặc khô da?
Các biện pháp kiểm tra nhịp tim, mạch đập, huyết áp cũng được tiến hành để xác định nguyên nhân gây ra bệnh. Người bệnh cũng cần cung cấp các thông tin liên quan tới tiền sử bệnh.
Một số xét nghiệm để chẩn đoán gồm: Phân tích nước tiểu (tìm protein trong nước tiểu), xét nghiệm chức năng thận, cùng một số bài kiểm tra gan và thận khác.
Điều trị phù chân ở người già
Việc điều trị phù chân ở người già tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng cụ thể. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm nhanh chóng, thậm chí khỏi hoàn toàn.
Lời khuyên của bác sĩ trong trường hợp này là:
- Người bệnh nên đi lại thường xuyên và thực hiện massage xoa bóp các khớp để giúp cho máu lưu thông tốt hơn, giảm áp lực để chất lỏng dư thừa di chuyển.
- Tránh thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột (có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn). Do đó, người già nên hạn chế tắm nước có nhiệt độ cao, và luôn chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa đông.
- Giữ vệ sinh chân bị phù để ngăn ngừa thương tích cũng như nhiễm trùng.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Cắt giảm lượng muối, tăng cường chất xơ từ rau củ quả, các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Cụ thể bạn nên ăn nhiều rau xanh, măng tay, bí đỏ, dứa, đỗ xanh, nho, hành tây, củ cải…
- Nên trao đổi với bác sĩ về lượng nước cần uống mỗi ngày.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh phù chân thì người cao tuổi nên kê cao chân ngang với tim trong 30 phút, ngày 3 – 4 lần. Thường xuyên tập thể dục, nhất là thể dục cho chân 10 – 15 phút, ngày 3 – 4 lần để cải thiện tuần hoàn máu. Nên đứng dậy đi bộ sau mỗi 1 – 2h để giảm sưng và tăng cường đào thải chất lỏng dư thừa, hỗ trợ hệ thống tim mạch. Các bạn cũng nên trang bị ghế massage tại nhà để ông bà, cha mẹ có thể sử dụng, giúp chăm sóc sức khỏe và thư giãn cơ bắp.
Ngay khi phát hiện ông bà, cha mẹ bị phù chân các bạn nên đưa tới bệnh viện khám. Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp người thân của chúng ta tránh được các biến chứng tiêu cực.