Theo như nghiên cứu mới đến từ Hiệp hội Tim mạch Châu Âu, thì có gần ¼ người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn nhập viện sẽ tử vong trong khoảng thời gian 6 tháng từ lúc phát hiện ra bệnh. Vậy phải làm thế nào để có thể ngăn chặn nguy cơ này, cũng như kéo dài tuổi thọ đối với những người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn và phương pháp điều trị bệnh?
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn là bệnh gì?
Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn tính (hay còn gọi là bệnh mạch vành mạn tính). Đó là tình trạng khi một phần của trái tim bị thiếu máu nuôi dưỡng và nó tiến triển âm thầm sau một thời gian dài. Nguyên nhân của bệnh này thường liên quan đến sự tích tụ của các mảng xơ vữa dẫn đến gây tắc nghẽn mạch vành nuôi tim.
Các yếu tố dẫn đến nguy cơ bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
Bệnh tim do thiếu máu cục bộ mạn sẽ bắt đầu xuất hiện khi có một hay nhiều yếu tố làm tổn thương đến các lớp ở bên trong lòng động mạch vành. Những yếu tố đó bao gồm như:
– Mỡ máu cao và béo phì
– Huyết áp cao
– Đường máu cao (chính là bệnh tiểu đường)
– Lối sống ít khi vận động
– Quá lạm dụng rượu bia, thuốc lá và ma túy
– Người cao tuổi
– Gia đình người bệnh có tiền sử mắc bệnh mạch vành
– Làm việc trong tình trạng căng thẳng kéo dài
Triệu chứng của bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
Trái tim của cơ thể khi bị thiếu máu nuôi dưỡng trong một thời gian dài có thể dẫn đến một số triệu chứng. Và các triệu chứng sẽ có nhiều mức độ khác nhau tùy vào mỗi người bệnh.
– Đau thắt ngực: Đây chính là một triệu chứng thường hay gặp nhất. Những cơn đau từng đợt thường xuất hiện ở giữa ngực (ngay phía sau xương ức) hay phía bên trái, nó thường đau kéo dài trong một vài phút rồi biến mất sau đó quay trở lại. Cơn đau thắt ngực này được người bệnh mô tả như có một vật đang nặng đè lên ngực, khiến ngực thắt chặt và dấu hiệu bỏng rát như kim châm. Nếu lâu ngày nó có thể lan lên vùng vai ra cánh tay, cổ và cả hàm… với hướng lan thường sẽ về phía bên trái.
– Một số triệu chứng khác:
+ Ợ nóng và khó tiêu
+ Mệt mỏi, chân tay rã rời
+ Hay đổ mồ hôi lạnh
+ Buồn nôn
+ Chuột rút
+ Thở dốc và hụt hơi
+ Tim đập nhanh như đánh trống ngực
Chẩn đoán về căn bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính
Ngoài các triệu chứng và việc khai thác tiền sử bệnh, bác sỹ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm dưới đây để được chẩn đoán chính xác căn bệnh thiếu máu cục bộ mạn tính:
– Xét nghiệm máu
– Chụp X quang, chụp CT và MRI lồng ngực
– Siêu âm tim
– Điện tâm đồ
– Các bài kiểm tra khả năng gắng sức của tim khi đang luyện tập
– Sinh thiết cơ tim
Phương pháp điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn
Cho đến ngày nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn đối với bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mạn. Nhưng với sự tiến bộ của y khoa, bệnh này đã từng bước được quản lý một cách hiệu quả, giúp cho người bệnh có được một cuộc sống khỏe và tốt hơn.
Thay đổi trong lối sống
Việc bạn thực hiện những thói quen sống lành mạnh và tích cực sẽ giúp làm giảm các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn. Vì vậy, những người bệnh cần:
– Bỏ hút thuốc lá
– Ăn thức ăn ít chất béo, muối và đường
– Nên luyện tập thể dục thường xuyên: ít nhất là 2 giờ 30 phút và bạn chia đều cho các ngày trong tuần.
– Quản lý stress: bằng những bài tập thiền tịnh, tập yoga, đi dạo, nghe nhạc nhẹ và xem phim hài giải trí hay có thể trò chuyện với bạn bè, người thân nhiều hơn…
– Nên đi khám tim mạch định kỳ đúng với lịch hẹn của bác sỹ.
Điều trị bằng thuốc
– Thuốc hạ mỡ máu: thuốc thường được sử dụng nhất là nhóm statin (simvastatin, atorvastatin với rosuvastatin…)
– Thuốc chống đông máu: thuốc Aspirin liều thấp thường được sử dụng để giảm nguy cơ hình thành hiện tượng máu đông.
– Thuốc chẹn beta: thuốc này dùng để giảm huyết áp và nhịp tim
– Thuốc điều trị đau thắt ngực nhóm nitrat: Sẽ giúp giảm những cơn đau ngực bằng cách giãn rộng ở các động mạch vành.
– Thuốc chẹn kênh canxi: Thuốc này giúp thư giãn và mở rộng lòng mạch cũng như hạ huyết áp
– Thuốc lợi tiểu: để có thể loại bỏ các chất lỏng dư thừa, giảm gánh nặng cho bộ phận tim.
Ngoài ra, nếu sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ cho quá trình điều trị được bào chế từ các loại thảo dược có hoạt tính giãn mạch mạnh. Ví dụ như Bồ hoàng, Đan sâm và Đỏ ngọn cũng để làm tăng hiệu quả điều trị, đồng thời làm giảm bớt sự lệ thuộc hoàn toàn vào việc sử dụng thuốc tây.
Phẫu thuật
Tùy vào từng trường hợp mà bác sỹ có thể đề nghị can thiệp ngoại khoa. Như trong trường hợp bệnh nặng và sử dụng thuốc không có hiệu quả, ví dụ như:
– Cấy ghép máy tạo nhịp tim và máy khử rung tim: để có thể cải thiện chức năng điện tim cho bệnh nhân.
– Nong mạch và đặt stent: giúp mở rộng lòng mạch vành
– Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: để tạo cầu nối, dẫn máu đi nuôi dưỡng tại vùng cơ tim bị thiếu máu bằng đoạn động mạch hay tĩnh mạch khỏe mạnh.
– Phẫu thuật laser: sử dụng năng lượng laser để tạo ra một số lỗ nhỏ ở trong tim, giúp kích thích sự hình thành của các mạch máu mới.
– Cấy ghép tim: trường hợp này được chỉ định khi tim bị hư hỏng quá nặng và khi đã áp dụng tất cả các biện pháp nhưng đều không mang lại hiệu quả.
Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn là căn bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu như bệnh tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sỹ. Chúc các bạn có thêm những kiến thức cơ bản để chuẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời nhé!
Để tránh các bệnh về tim như đau tim cục bộ mạn các bạn có thể tham khảo thêm thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà ghế massage, 15 phút đến 30 phút mỗi ngày là bạn có thể hoàn toàn yên tâm tránh khỏi những cơ đau khó chịu.