Tình trạng thừa cân béo phì và bệnh tiểu đường tuype 2 đã được các nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ mật thiết với nhau và gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Do vậy, những người bị thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
Béo phì thừa cân do những nguyên nhân nào gây ra?
Một số nguyên nhân gây thừa cân béo phì
- Do chế độ ăn uống và lối sống: Chế độ ăn uống và lối sống thiếu khoa học, những người lười vận động, khôngtập luyện thể dục… là một trong những nguyên nhân chính gây béo phì.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình có cha mẹ bị bệnh thừa cân béo phì thì nguy cơ cao các con cũng dễmắc bệnh này. Nếu bị thừa cân béo phì do yếu tố di truyền sẽ làm chậm tốc độ trao đổi chất, tình trạng này rất khó cải thiện.
- Những người bị sụn tuyến giáp: Đây là tình trạng cơ thể bị thiếu các hormone cần thiết từ tuyến giáp. Khi hormone này bị thiếu hụt sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, từ đólượng chất béo không được đốt cháy, gây tăng cân.
- Thiếu ngủ có thể gây béo phì: Một số nghiên cứu được thực hiện đối với tình trạng mất ngủ và đưa ra kết luận, khi cơ thể bị thiếu ngủ khoảng 30 phút mỗi ngày và trong thời gian dài sẽ giatăng nguy cơ bị béo phì. Bởi vì, khi ngủ không đủ giấc cảm giác đói sẽ tăng, khiến chúng ta luôn thèm đồ ăn, dẫn tớiăn uống không kiểm soát và gây thừa cân béo phì.
Những đối tượng nào có nguy cơ cao bị thừa cân béo phì?
- Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học như: Thường xuyên ăn thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, thức ăn nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán,…
- Những người nghiện rượu bia, người thường xuyên uống nước ngọt có ga…
- Những người ít vận động.
- Người cao tuổi.
- Phụ nữ sau sinh.
- Người dân sống nơi đô thị.
- Người làm công việc văn phòng ít vận động.
- Trường hợp đang hoạt động thể lực và có thói quen ăn các loại thực phẩm giàu năng lượng,khi giảm hoạt động cũng sẽ có nguy cơ cao bị thừa cân béo phì.
Béo phì thừa cân có liên hệ mật thiết tới bệnh tiểu đường
Bệnh béo phì thừa cân và tiểu đường tuype 2 là nhữngbệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Những người bị nặng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Hiện nay, bệnh đái tháo đường vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định được một số yếu tố nguy cơ gây bệnh, từ đó có phương pháp giúp phòng tránh khả năng mắc bệnh. Trong đó, yếu tố nguy cơ cao gây bệnh đái tháo đường tuype 2 chính là tình trạng thừa cân béo phì.
Chỉ số BMI vàkích thước vòng bụng của người bệnh có thể cho thấy dấu hiệu thừa cân béo phì. Trong đó, công thức tính chỉ số BMI được dựa trên chỉ số cân nặng và chiều cao của bệnh nhân. Trường hợp chỉ số ≥ 23 (dựa trên bảng chỉ số BMI) sẽ được xếp vào nhóm thừa cân.
- Phân loại bệnh béo phì: Nhómtiền béo phì; Nhóm béo phì độ I; Nhóm béo phì độ II.
- Ý nghĩa vòng bụng đối với tình trạng thừa cân béo phì: Vòng bụng hay còn gọi vòng eo cũng chính là yếu tố quan trọng thể hiện tình trạng bệnh thừa cân béo phì. Lượng mỡ tích tụ ở vòng bụng sẽ có mức nguy hiểm cho cơ thể hơn so với mỡ ở những vùng khác trên cơ thể.
Phụ nữ có kích thước vòng eo > 80cm, nam giới vòng eo > 90cm sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến thừa cân béo phì.
Thừa cân béo phì gây bệnh tiểu đường như thế nào?
Những người bị bệnh thừa cân béo phì bị kèm bệnh tiểu đường tuype 2 là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân xảy ra điều này là do cuộc sống phát triển ngày càng hiện đại, dẫn tới con người không kiểm soát tốt chế độ ăn uống của mình. Bên cạnh đó,lối sống sinh hoạt ít vận động sẽ càng thúc đẩy bệnh phát triển.
Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường còn bởi họ rất dễ mắc một số bệnh lý liên quan đếnhội chứng chuyển hóa, chẳng hạnnhư béo trung tâm,kháng insulin,rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp…Thêm vào đó, người béo phì lại thuộc nhóm đối tượng ít vận động, vì vậy lượng mỡ thừa sẽ càng tích tụ và không bị đốt cháy. Khi năng lượng dư thừa tiếp tục được nạp vào cơ thể sẽ làm gia tăng tình trạng đái tháo đường tuype 2.
Một yếu tố nữa đó là, người béo phì thường kháng insulin, vì thế khi lượng đường nạp vào cơ thể sẽ không đủ insulin để vận chuyển vào máu cũng sẽ khiến các cơ quan tuần hoàn bị thiếu chất này.Khi các thụ thể được insulin kích hoạt sẽ khó vào tế bào làm cho việc vận chuyển glucose cũng giảm, từ sản sinh chất kháng insulin và lượng đường gây ảnh hưởng tới các mô trong cơ thể.
Khi cơ thể bị thiếu insulin sẽ không đủ để phục vụ cho quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể, từ đó gây ra bệnh lý đái tháo đường.