Biến chứng và những điều cần lưu ý sau mổ tim

Phẫu thuật thay van tim có thể kiểm soát tình trạng bệnh tim ổn định hơn, giúp người bệnh giảm tình trạng khó thở, mệt mỏi, trống ngực... tuy nhiên, thay van tim không chữa khỏi hoàn toàn hẹp hay hở van. Do vậy, sau phẫu thuật mổ thay van tim, người bệnh vẫn phải theo dõi định kỳ, dùng thuốc đều đặn và cần lưu ý một số biến chứng có thể xảy ra.

Một số biến chứng sau phẫu thuật

Ngày nay với kỹ thuật hiện đại, phương pháp thay van tim 2 lá, 3 lá qua ống thông, hoặc thay van động mạch chủ qua da đã giúp người bệnh không bị mất sức nhiều, thời gian thực hiện phẫu thuật nhanh và cũng ít gây nguy hiểm so với phương pháp mổ hở.

Tuy nhiên, vẫn có một số rủi ro sau phẫu thuật đó là do tác dụng phụ của thuốc chống đông, hoặc sử dụng thuốc chống đông với liều lượng chưa phù hợp, cũng có thể do người bệnh bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Biến chứng và những điều cần lưu ý sau mổ tim

Biến chứng gây kẹt van tim do cục máu đông

Tình trạng huyết khối làm kẹt van tim nhân tạo chủ yếu xảy ratrong trường hợp người bệnh dừng thuốc chống đông đột ngột hoặc có sự thay đổi liều lượng chống đông. 

- Một số dấu hiệu cảnh báo kẹt van tim do huyết khối đó là:

Người bệnh cảm thấy mệt mỏi 

Khó thở thậm chí khó thở tăng nặng hơn, 

Tình trạng này thường kéo dài trong vài ngày. Trong trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối. Nếu tình trạng nặng, người bệnh cần mổ thay van tim lần 2 hoặc mổ lấy huyết khối. 

Biến chứng nguy hiểm gây đột quỵ

Người bệnh bị đột quỵ sau phẫu thuật thay van tim là tình trạng khá phổ biến. Đó là hậu quả khi cục máu đông quanh van cơ học bong ra, theo dòng máu gây tắc nghẽn mạch máu não. 

- Một số dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, người bệnh cần lưu ý:

Đột ngột cảm thấy tê vùng mặt, chân tay hoặc nửa bên người;

Ý thức bị mất dần, nhầm lẫn trong việc trả lời các câu hỏi;

Mắt nhìn bị mờ, hình ảnh nhìn thấy có thể nhìn đôi, nhìn ba…

Cảm thấy chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng, thậm chí bị ngất xỉu

Đầu đau dữ dội…

Biến chứng và những điều cần lưu ý sau mổ tim

Biến chứng gây nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột và thường không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có thể khởi phát từ những cơn đau ngực âm ỉ,  hoặc cảm giác nặng ngực, khó chịu vùng ngực. 

- Một số dấu hiệu biểu hiện của nhồi máu cơ tim như:

Cơn đau tim xuất hiện kèm cảm giác khó thở, 

Người bệnh bị đổ mồ hôi lạnh khắp người, 

Cảm giác hoa mắt, buồn nôn,... 

Nếu xuất hiện những dấu hiệu kể trên cần đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

Biến chứng làm viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Đây là tình trạng trên bề mặt nội mạc của tim bị nhiễm khuẩn. Khi xảy ra viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn sẽ rất nguy hiểm, bởi nó có thể làm loét chân van, sùi mép van, do vậy trước và sau phẫu thuật người bệnh sẽ phải dùng thuốc kháng sinh dự phòng.

- Dấu hiệu nhận biết viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn:

Người bệnh bị sốt cao nhiều ngày không rõ nguyên nhân, 

Luôn cảm thất ớn lạnh, 

Bị đau nhức xương khớp, 

Chán ăn, cơ thể mệt mỏi...

Biến chứng và những điều cần lưu ý sau mổ tim

Ngoài ra người bệnh còn có thể gặp một số vấn đề như:

- Dùng thuốc chống đông trong thời gian dài gây ra tình trạng xuất huyết: Sau mổ tim, người bệnh cần được theo dõi kỹ, tránh tình trạng bị chảy máu.

- Van tim bị thoái hóa: Van sinh học có tuổi thọ trung bình từ 8 – 10 năm sau mổ.

- Biến chứng hở cạnh chân van: Hở cạnh chan van xảy ra khi chỉ khâu van bị tuột, bị nhiễm khuẩn hoặc xung quanh vòng van bị xơ hóa canxi. Nếu biến chứng này nặng thì người bệnh cần được mổ lại.

Người bệnh sau mổ tim cần lưu ý

- Sử dụng thuốc chống đông theo đúng chỉ định của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Cần uống thuốc đều đặn theo đơn và không ngừng thuốc đột ngột vì bất cứ lý do nào nếu không có yêu cầu của bác sĩ.

- Cần tới bệnh viện ngay khi cơ thể người bệnh xuất hiện các dấu hiệu: Chảy máu chân răng, chảy máu mũi; Nổi vết bầm dưới da; Nôn ra máu, tiểu đỏ, lượng máu hành kinh ra nhiều; Thấy tức ngực, khó thở…

Biến chứng và những điều cần lưu ý sau mổ tim

- Người bệnh khi đang dùng thuốc chống đông không nên tự uống thuốc khác (kể cả các loại thuốc bổ, vitamin…), nếu cần hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

- Trường hợp người bệnh phải nhập viện vì tai nạn, bệnh tật...,cần thông báo cho bác sĩ biết là đang dùng thuốc chống đông máu và đang mang van tim nhân tạo.

- Phụ nữ sau thay van tim muốn sinh con, cần thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

- Sau mổ cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học.

Để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch các bạn cần xây dựng cho chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên vận động, kết hợp với liệu pháp massage (hoặc sử dụng ghế massage) để chăm sóc sức khỏe mỗi ngày.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Phục hồi chức năng cho người bị tai biến ...

Tai biến mạch máu não là bệnh lý không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà ngày nay rất nhiều người trẻ tuổi cũng bị tai ...

Những bệnh lý thường gặp liên quan đến tim

Các bệnh lý liên quan tới tim như: Cao huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh viêm cơ tim, loạn nhịp tim và suy tim… là ...

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ tim

Người bệnh sau mổ tim cần điều trị để hồi phục lại hoạt động của tim, từ đó sẽ đủ máu cung cấp máu cho toàn cơ thể, ...

Chế độ ăn cho người bệnh suy tim

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu trên thế giới.  Bệnh tim có diễn biến âm thầm nhưng nó ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...