Tai biến mạch máu não là bệnh lý không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà ngày nay rất nhiều người trẻ tuổi cũng bị tai biến. Khi bị tai biến mạch máu não, người bệnh sẽ phải chịu nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Tai biến có thể khiến người bệnh không cử động được tay chân, thậm chí là không nói được…
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não
Tư thế nằm
- Đặt người bệnh nằm ngửa:
Cần kê gối mềm phía vai và hông bên liệt, gập nhẹ khớp gối
Cổ chân kê vuông góc với cẳng chân để tránh bị biến dạng.
- Tư thế nằm nghiêng sang bên liệt:
Gập vai bên liệt, duỗi cán tay vuông góc với thân
Duỗi chân liệt và thân mình nửa ngửa
Tay lành đặt trên thân, chân lành đặt ở háng và gối.
- Tư thế nằm nghiêng sang bên lành:
Để vai và cánh tay lành tự do, duỗi chân lành
Thân mình vuông góc với mặt giường, dùng gối mềm đỡ tay liệt vuông góc với thân đồng thời dùng gối đỡ chân liệt ở tư thế gập háng và gối.
- Người bệnh cần lăn trở thường xuyên để phòng bị loét do tỳ đè. Giai đoạn đầu nếu khó khăn, người nhà có thể hỗ trợ người bệnh.
Nâng cánh tay và chân lành lên để lăn sang bên, đưa chân lành và tay làn để xoay mình sang bên liệt.
Người bệnh có thể lăn sang bên lành bằng cách cài tay lành vào tay liệt.
Hướng dẫn người bệnh cách ngồi dậy
- Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa:
Người bệnh có thể bám hai tay vào tay người nhà để một tay người nhà quàng vai người bệnh và từ từ ngồi dậy.
- Người bệnh tập hoạt động, sinh hoạt hàng ngày:
Người thân có thể hỗ trợ người bệnh tự làm những việc cá nhân chăm sóc bản thân hàng ngày.
- Luyện tập di chuyển từ giường sang ghế hoặc di chuyển sang xe lăn và ngược lại
Người bệnh ngồi sát mép giường, đặt xe lăn sát bên bị liệt sao cho mặt giường cao bằng xe lăn, giúp người bệnh nâng mông lên khỏi mặt giường và xoay ngồi sang xe lăn.
- Tập thăng bằng đứng:
Người bệnh cần đứng càng nhiều càng tốt để có thể giữ thăng bằng trước khi tập đi.
- Luyện tập đứng dậy:
Người bệnh cần lưu ý dồn trọng lượng cơ thể đều xuống hai chân, tập đứng vững trước khi đứng dậy bằng nạng.
Bài tập vận động thụ động
Người bệnh có thể tự tập bài tập này để phòng tránh cứng khớp, đồng thời các động tác sẽ giúp người bệnh dễ dàng di chuyển.
- Tập nâng hông lên khỏi mặt giường:
Nằm ngửa, hai tay đặt dọc theo thân, hai chân gấp và đặt sát nhau
Sau đó nâng hông lên khỏi mặt giường càng cao và càng lâu càng tốt.
- Tập cài hai tay đưa lên phía đầu:
Cài tay lành vào các ngon tay bên liệt, đưa hai tay duỗi thẳng về phía sau đầu
Cố gắng đưa khuỷu tay cao ngang tai rồi hạ về vị trí ban đầu
Thực hiện dộng tác 10 – 15 lần.
Liệu pháp massage
Massage cũng là một phương pháp vận động thụ động, bên cạnh đó còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu. Ngoài việc sử dụng đôi bàn tay để massage, các bạn cũng có thể trang bị máy massage giúp người bệnh thư giãn và chăm sóc sức khỏe hiệu quả.
Bài tập phục hồi cơ
Vận động để ngăn ngừa khớp co rút và biến dạng nhất là khớp vai và khớp cổ chân. Khi tập cần lưu ý đặt khớp vai và khớp cổ chân bên liệt ở tư thế đúng, người bệnh có thể tập theo tầm vận động và dùng nẹp chỉnh hình.
- Tập kéo giãn cổ tay bên liệt:
Người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai một góc 90 độ. Một tay duỗi cho khuỷu tay thẳng ra, duỗi cổ tay kia hết tầm, sau đó duỗi các ngón tay.
- Tập kéo giãn cổ chân:
Người bệnh nằm ngửa, duỗi chân. Một tay người hỗ trợ giữ cẳng chân người bệnh. Dùng ngón cái và 3 ngón của tay còn lại giữ chặt gót chân người bệnh.
Để bàn chân người bệnh tựa vào cẳng tay người hỗ trợ, vừa kéo gót chân người bệnh xuống vừa đẩy mũi bàn chân họ theo hướng ngược lại.
Giữ tư thế này khoảng 30 giây, sau đó làm lại 15 lần.