Suy tim là bệnh lý nằm trong nhóm các bệnh về tim mạch thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, các phương pháp điều trị suy tim đã mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, những người bị mắc bệnh suy tim cũng cần lưu ý tới chế độ ăn uống và chăm sóc bản thân, điều này sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Có chế độ ăn uống khoa học
- Bữa ăn hàng ngày cần đa dạng, thức ăn cung cấp đủ vitamin và dinh dưỡng: Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây; Ăn các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng; Ăn sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật.
=> Lưu ý: Bệnh nhân suy tim có sử dụng thuốc chống đông, nên hạn chế ăn các loại rau quả có lá màu xanh sẫm như: cải bó xôi, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ cải, mùi tây và rau diếp...
- Chế biến món ăn: cần chế biến dưới dạng mềm, nhừ.
- Nên ăn tối sớm, đảm bảo bữa ăn phải trước giờ ngủ ban đêm, sau khi ăn cần phải nghỉ ngơi 30-40 phút.
* Không nên:
- Ăn các loại thức ăn lên men như: cải bắp, rau cải, đậu đỗ, dưa muối.
- Không nên ăn thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế ăn mặn.
- Tránh uống nhiều nước, hãy uống nước theo nhu cầu của người bệnh và mức độ suy tim.
- Không nên uống rượu.
- Bỏ thuốc lá để tránh nguy cơ gây xơ vữa mạch máu làm tăng gánh cho tim.
Hoạt động thể lực đối với người suy tim
Người suy tim hoạt động thể lực phù hợp mang lại nhiều lợi ích:
- Giúp người bệnh kiểm soát được mức cân nặng hợp lý.
- Đem lại sự ổn định huyết áp và nhịp tim.
- Đường huyết và mỡ máu cũng được ổn định.
- Giúp người bệnh thư giãn và cải thiện sức khỏe…
- Lựa chọn bài tập phù hợp và tập đều đặn sẽ giúp tăng lưu thông máu và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Người bệnh suy tim có thể chọn các môn tập vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, đạp xe...
=> Lưu ý: Không luyện tập những môn thể thao quá sức.
- Khi luyện tập nếu có dấu hiệu như: khó thở; choáng váng, chóng mặt; đau ngực; buồn nôn; vã mồ hôi lạnh... người bệnh phải dừng tập ngay.
- Không tập luyện khi đói hoặc ngay sau bữa ăn,
- Người bệnh suy tim không tập những bài tập gắng sức.
Tuân thủ phương pháp điều trị
Sử dụng thuốc suy tim đúng chỉ định không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh mà còn giúp kéo dài tuổi thọ, giảm tỉ lệ tử vong.
Ngoài ra, người bệnh cũng cần hiểu rõ tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng.
* Một số lưu ý khác cần ghi nhớ:
- Theo dõi cân nặng hàng ngày, tránh để tăng cân nhanh.
- Đến cơ sở y tế khám nếu có một số triệu chứng như: Khó thở, ho hoặc thở khò khè dai dẳng, các mô bị giữ nước như sưng phù ở chân hay mắt cá chân, cơ thể luôn mệt mỏi, chán ăn hoặc buồn nôn, mất tập trung, nhịp tim tăng…
- Tiêm phòng cúm và viêm phổi do phế cầu đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Điều chỉnh cảm xúc bản thân
- Tùy thuộc vào sức khỏe bản thân để cân nhắc có nên đi du lịch hoặc tham gia các hoạt động giải trí hay không. Nếu đi du lịch, hãy mang theo bản tóm tắt bệnh sử, thuốc đang điều trị và các thuốc dự phòng khi cần khác.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về vấn đề an toàn tình dục với người bệnh tim.
Suy tim là bệnh lý mãn tính, cần thời gian dài để điều trị. Vì vậy, khi hiểu rõ về phương pháp điều trị bệnh sẽ đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Để phòng ngừa suy tim các bạn nên kết hợp chế đô ăn uống khoa học, vận động hợp lý với liệu pháp massage (hoặc sử dụng ghế massage) để chăm sóc sức khỏe!