Rất nhiều người cho rằng chứng mất ngủ là bệnh của người già, tuy nhiên ngày nay tình trạng người trẻ tuổi bị mát ngủ đang ngày càng phổ biến và gây ra rất nhiều hệ lụy. Vì vậy, khi những người ở lứa tuổi thanh niên bị mất ngủ mà không có biện pháp cải thiện sớm sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
Tình trạng mất ngủ xảy ra ở giới trẻ thường gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày và nhất là chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mất ngủ gây ra tâm lý không ổn định, dễ trầm cảm, lo âu, cáu gắt… làm giảm hiệu suất làm việc.
Đa phần những người trẻ tuổi bị mất ngủ đều bởi nguyên nhân do thói quen hàng ngày, vì thế sẽ dễ khắc phục hơn so với người lớn tuổi.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ
Một số nguyên nhân phổ biến nhất khiến người trẻ tuổi mất ngủ, đó là:
- Bị stress do yếu tố công việc và cuộc sống: Stress là nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Chính áp lực từ công việc và gia đình đã khiến những người trẻ tuổi dễ rơi vào trạng thái lo âu, stress, dẫn tới mất ngủ.
- Do sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá: Những người lạm dụng các chất kích thích sẽ làm hệ thần kinh hưng phấn và gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.
- Do sử dụng thuốc điều trị bệnh một số bệnh lý khác: Những trường hợp đang phải sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, corticoid, thuốc chống trầm cảm... cũng có thể gây mất ngủ.
- Do mắc các bệnh lý mãn tính: Người bệnh mắc các bệnh lý mãn tính như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng huyết áp ... cũng là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ kéo dài.
- Do thay đổi thói quen sinh hoạt, yếu tố môi trường ô nhiễm, tiếng ồn… cũng khiến khó ngủ, thậm chí là mất ngủ.
Triệu chứng khi bị mất ngủ
Những triệu chứng thường gặp nhất khi bị mất ngủ như:
- Xuất hiện các cơn đau đầu: Đau đầu là triệu chứng xảy ra song hành cùng với tình trạng mất ngủ kéo dài. Nguyên nhân dẫn tới cơn đau đầu là do thần kinh bị căng thẳng khi bị thiếu máu.
- Luôn có cảm giác mệt mỏi và chán ăn: Mệt mỏi và chán ăn là triệu chứng khá rõ rệt ở những người bị mất ngủ kéo dài. Nguyên nhân là do cơ thể đã không được phục hồi năng lượng, dẫn tới cảm giác uể oải, không muốn ăn.
- Thường xuyên mất ngủ vào ban đêm: Tình trạng thường gặp nhất là khó đi vào giấc ngủ và thường bị tỉnh giấc giữa đêm hoặc dậy rất sớm vào buổi sáng, khiến người luôn mệt mỏi và căng thẳng.
- Mất ngủ vào buổi trưa; Không thể ngủ được vào buổi trưa cũng là một trong những dấu hiệu khi bị mất ngủ kéo dài.
- Mất khả năng tập trung, suy giảm trí nhớ: Đây là tình trạng đáng báo động, lúc này người bệnh cần được khám và có biện pháp điều trị càng sớm càng tốt.
- Rơi vào trạng tháirối loạn tâm lý: Người bệnh mất ngủ kéo dài sẽ rất dễ bị rối loạn tâm thần, trong đó thường gặp nhất là chứng trầm cảm.
Điều trị bệnh mất ngủ ở giới trẻ
Điều chỉnh thời gian biểu để cải thiện chứng mất ngủ:
- Điều chỉnh lại giờ giấc sinh hoạt, sắp xếp thời gian làm việc và học tập khoa học là điều kiện đầu tiên giúp giới trẻ hình thành phản xạ đi ngủ và thức dậy đúng giờ;
- Tránh ngủ quá nhiều vào ban ngày;
- Tránh ăn no và uống nhiều nước trước khi đi ngủ.
Thay đổi không gian, môi trường ngủ phù hợp:
- Tạo không gian ngủ thư giãn, thoải mái với nhiệt độ vừa phải, không để quá lạnh cũng không quá nóng.
- Không để các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi… vào phòng ngủ để tránh phân tán giấc ngủ.
- Trước khi ngủ khoảng 2 tiếng có thể tắm nước ấm để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Giữ độ ẩm phòng ngủ phù hợp, không quá ẩm sẽ gây ngột ngạt hoặc quá khô có thể khiến đau họng và khô mũi sẽ khó ngủ.
- Chăn, gối ngủ cần êm, mềm để không bị đau ê ẩm người khi thức dậy.
Tăng cường vận động và tập thể dục:
- Vận động nhịp nhàng và thường xuyên sẽ giúp cơ thể xua tan đi mệt mỏi.
- Khi đã nằm lên giường ngủ, không nên làm bất cứ việc gì. Nếu sau 10 – 15 phút vẫn trằn trọc không ngủ được, có thể dậy kiếm cuốn sách có nội dung nhẹ nhàng để đọc hoặc làm việc khác.
Thư giãn tâm lý:
Trước giờ ngủ, tránh suy nghĩ đến những áp lực, căng thẳng, tạm gác công việc sang một bên. Tốt nhất nên trò chuyện vui vẻ với người thân, đọc sách, đi dạo hoặc thực hiện các động tác thiền, yoga thư giãn… sẽ đem ại nhiều lợi ích cho giấc ngủ.
Áp dụng liệu pháp massage:
Phương pháp massage có tác dụng thư giãn cơ thể cũng như tinh thần. Các bạn có thể sử dụng ghế massage hoặc tự massage.
Sử dụng thuốc và thực phẩm hỗ trợ
Khi đã áp dụng các biện pháp kể trên mà vẫn trằn trọc không ngủ được, có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc ngủ là cần thiết. Trường hợp bị mất ngủ do bệnh lý tâm thần, trầm cảm, lo âu, rối giấc ngủ... người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.