Thống kê cho thấy: Bệnh xương khớp là nguyên nhân đầu bảng gây tàn tật trên ghế giới. Nhóm bệnh này hạn chế khả năng vận động và sự linh hoạt, dẫn tới nguy cơ nghỉ việc sớm, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Các bệnh lý liên quan tới cơ – xương – khớp bao gồm hơn 150 vấn đề khác nhau liên quan tới vận động của cơ thể, từ đơn giản như bong gân, căng cơ, cho tới nhiều tình trạng mãn tính, gây đau dữ dội, da dẳng, khiến bệnh nhân bị tàn tật.
Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Các bệnh cơ xương khớp thường gặp, nguyên nhân, triệu chứng, cũng như cách phòng ngừa và điều trị nhé.
Bệnh cơ xương khớp thường gặp
Bênh cơ xương khớp gồm nhiều vấn đề, và được đặt tên theo vị trí ảnh hưởng. Cụ thể:
- Tại khớp: Thoái khóa hớp, viêm khớp vảy nến, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.
- Tại xương: Loãng xương, xương dễ gãy, gãy xương do chấn thương, nứt xương, rạn xương.
- Tại cơ bắp: Thiểu cơ.
- Tại cột sống: Đau lưng, đau cổ, thoát vị đĩa đệm.
- Tại gân: Viêm gân.
- Tại dây chằng: Giãn dây chằng, rách dây chằng, đứt dây chằng.
Khi chỉ tại vùng bị bệnh mà các triệu chứng của bệnh lý cơ – xương – khớp còn có thể ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác, thậm chí là toàn thân. Ví dụ các rối loạn gây đau và lan rộng, hoặc viêm nhiễm.
Triệu chứng bệnh cơ xương khớp
Đau và hạn chế vận động là những triệu chứng điển hình của nhóm bệnh lý cơ xương khớp. Với trường hợp mãn tính, người bệnh sẽ phải chịu đựng những cơn đau kéo dài dai dẳng, hàng tháng trời, có khi hàng năm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời khớp còn có thể bị diến dạng.
Các triệu chứng khác gồm: Cứng khớp, sưng, bị đau âm ỉ, nghe như có tiếng lạo xạo ở trong khớp, viêm tại chỗ khiến đau, sưng, nóng, đỏ.
Bệnh còn có thể ảnh hưởng đến các sinh hoạt hàng ngày như đi bộ, cử động chân tay, làm việc nhà. Diễn biến nặng khiến hạn chế vận động, người bệnh thậm chí không thể thực hiện được các động tác đơn giản.
Tùy theo bệnh mà các triệu chứng có thê xuất hiện ở cổ, vai, tay, hông, chân, bàn chân, đầu gối…
Khi có những triệu chứng của bệnh cơ xương khớp các bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, tránh để lâu khiến việc điều trị khó khăn, có thể biến chứng và để lại nhiều di chứng nặng, nhất là tàn tật.
Nguyên nhân gây bệnh cơ xương khớp
Nguyên nhân gây bệnh lý cơ xương khớp rất đa dạng, có thể liên quan tới quá trình chuyển hóa trong cơ thể, miễn dịch, phản ứng viêm, tuổi tác, lối sống. Bí dụ: Vệnh viêm khớp dạng thấp là do yếu tố tự miễn, khi hệ thống miễn dịch cơ thể tự tấn công các tế bào khỏe mạnh tại khớp. Còn bệnh gout là do quá trình chuyển hóa tạo ra quá nhiều axit uric và không đào thải hết ra bên ngoài, lắng đọng thành các tinh thể tại khớp.
Các yếu tố nguy cơ khiến gi tăng bệnh cơ xương khớp là:
- Tuổi tác: Phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi, do tác động của thoái hóa.
- Nghề nghiệp: Người lao động nặng, dân văn phòng ít vận động, người chơi thể thao là những đối tượng dễ mắc bệnh cơ xương khớp.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên hệ thống xương khớp.
- Sử dụng chất kích thích: Hút thuốc lá, rượu bia.
- Tiền sử bệnh tật của gia đình và bản thân: Có người thân bị mắc bệnh cơ xương khớp, hoặc bản thân đã từng bị bệnh, chấn thương trước đây.
- Ngoài ra là do lối sống, mức độ hoạt động.
Những bệnh liên quan đến thoái hóa cấu trúc xương thường gặp ở những người:
- Ngồi nhiều giờ liên trước máy tính trong thời gian dài.
- Thực hiện các cử động lặp đi lặp lại (nhân viên lễ tân).
- Thường xuyên mác vác vật nặng (người là nghề bốc vác)
- Không duy trì tư thế đúng trong khi làm việc, ví dụ ngồi sai tư thế.
Chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp
Để chẩn đoán bệnh cơ xương khớp các bác sĩ sử hỏi về các triệu chứng của người bệnh, tiền sử bệnh lý. Sau đó có thể thực hiện một số xét nghiệm, chụp chiều gồm: Xét nghiệm máu để xác định viêm, chụp X-quang để đánh giá mức độ tổn thương xương, chụp CT và MRI để đánh giá tổn thương gân, cơ.
Người bệnh sau đó có thể được chỉ định các loại thuốc như: Thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống viêm…
Để cải thiện sức mạnh, tăng khả năng vận động, người bệnh sẽ được áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng: Massage xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, nắn chỉnh xương khớp. Thực thế cho thấy việc kết hợp các biện pháp sử dụng thuốc và không dùng thuốc cho hiệu quả tích cực.
Trường hợp bệnh nặng, đau dữ dội, vật lý trị liệu và thuốc khôngđáp ứng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp gồm có mổ nội soi khớp, thay khớp nhân tạo, thay đĩa đệm, hoặc chỉnh hình cột sống…
Phòng ngừa bệnh cơ xương khớp
Để giản thiểu nguy cơ các bệnh lý cơ xương khớp lời khuyên từ các bác sĩ là hãy chú trọng chăm sóc sức khỏe ngay từ khi còn trẻ:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn đủ chất, hạn chế chất béo không lành mạnh từ gia súc và gia cầm, tăng cường rau củ quả. Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia cũng như các thực phẩm chế biến sẵn, các món chiên rán nhiều dầu mỡ. Nên duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, tránh thừa cân, béo phì.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Tập luyện giúp xương chắc khỏe, khớp linh hoạt, dây chằng dẻo dai. Nó cũng giúp tăng tuần hoàn máu, đảm bảo cung cấp oxy và dinh dưỡng tới các bộ phận.
- Chú ý tư thế đúng khi đứng, ngồi, khi chuyển tư thế cũng như khi mang vác vật nặng. Nếu ngồi nhiều do tính chất công việc các bạn nên thỉnh thoảng đứng dậy vận động, giãn cơ.
Trên đây là một số chia sẻ về các bệnh cơ xương khớp thường gặp. Khi có các triệu chứng của bệnh các bạn nên đi khám để biết chính xác tình trạng bệnh lý, được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp !