Chứng mất ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tuy nhiên theo số liệu thống kê thì tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ bị mất ngủ thường cao hơn nam giới. Khi có một giấc ngủ không đảm bảo sẽ khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi, cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày và thậm chí có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo kết quả một số nghiên cứu thì nguy cơ phụ nữ bị mất ngủ có thể cao hơn 40% so với nam giới. Trong đó, phụ nữ mất ngủ xảy ra phổ biến ở độ tuổi trung niên. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là yếu tố tâm lý của phụ nữ.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mất ngủ
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới giấc ngủ của phụ nữ, đó là:
- Do ảnh hưởng của nội tiết tố: Hormone có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa cơ thể và nó không thể thiếu trong hoạt động của hầu hết các hệ thống của cơ thể. Vì thế, nội tiết tố có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ.
- Giai đoạn bắt đầu và trong chu kỳ kinh nguyệt: Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi phụ nữ bắt đầu chu kỳ hành kinh sẽ có nguy cơ cao bị mất ngủ. Ngoài ra, một số bằng chứng còn cho thấy các bé gái trong độ tuổi dậy thì dễ bị trầm cảm do vấn đề liên quan tới giấc ngủ.
Khi phụ nữ bước vào chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, chính sự thay đổi trong sản xuất hormone có thể tạo ra những thay đổi về thể chất và cảm xúc, gây ảnh hưởng tới tâm trạng, trong đó có cả sự gián đoạn giấc ngủ.
- Giai đoạn thai kỳ: Phụ nữ mang thai có sự thay đổi nội tiết tố đáng kể và nó có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ của mẹ bầu.
- Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh: Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, việc sản xuất hormone trong cơ thể có sự thay đổi rõ rệt. Trong đó, chứng mất ngủ ở phụ nữ tuổi trung niên là một triệu chứng rõ nhất của giai đoạn này.
- Mất ngủ do bị trầm cảm, lo âu và căng thẳng: Giấc ngủ là yếu tố thường gắn liền với sức khỏe tâm thần, nhất là đối với phụ nữ. Vì thế, phụ nữ có nguy cơ cao bị mất ngủ khi rơi vào trạng thái trầm cảm, lo lắng và căng thẳng.
- Trường hợp gặp các vấn đề về hệ tiết niệu: Những người gặp vấn đề đề về thận, bàng quang thường phải đi tiểu đêm nhiều, vì thế sẽ làm gián đoạn giấc ngủ. Theo số liệu thống kê thì phụ nữ mắc các chứng bệnh liên quan tới hệ tiết niệu cao gấp đôi nam giới.
- Bị khó thở khi ngủ: Tình trạng tắc nghẽn gây ra chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một dạng rối loạn hô hấp, làm giảm nồng độ oxy, khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Ngưng thở khi ngủ còn tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
- Mắc hội chứng chân không yên: Đây là trường hợp có nhu cầu cử động chân tay, đặc biệt là chân khi nằm xuống, vì vậy sẽ gây khó ngủ.
Các triệu chứng thường gặp khi bị mất ngủ
- Luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, nhất là ở những nơi có hoạt động như xem phim, lái xe…
- Có thể đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng, chỉ cần nằm xuống trong khoảng 5 phút sẽ ngủ.
- Thời gian ngủ thường ngắn.
- Phải cần đặt báo thức thì mới có thể dậy đúng giờ được và gặp khó khăn khi ra khỏi giường mỗi ngày.
- Buổi sáng thức dậy thường bị loạng choạng, một số trường hợp có thể gặp tình trạng này trong cả ngày.
- Tâm trạng bị thay đổi, hay quên hơn và khó tập trung vào công việc.
- Có xu hướng ngủ nhiều hơn vào những ngày không nhất thiết phải dậy đúng giờ.
Mất ngủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe
- Thiếu ngủ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như:
- Bộ nhớ thất thường, giảm trí nhớ và hay quên.
- Dễ sinh cảm giác chán nản, thiếu động lực làm việc và hay cáu gắt.
- Phản ứng chậm hơn.
- Bị suy yếu hệ thống miễn dịch và dễ mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn.
- Làm giảm khả năng chịu đựng, nhất là chịu đau kém.
- Có nguy cơ cao mắc các bệnh lý mãn tính như: Huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim mạch, thừa cân, béo phì.
- Làm giảm ham muốn tình dục.
- Da nhăn, chảy xệ và xuất hiện quầng thâm dưới mắt.
- Gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
- Thường xuyên xuất hiện ảo giác.
Phương pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ ở phụ nữ
- Duy trì thời gian ngủ và thức dậy cố định mỗi ngày.
- Hạn chế uống thức uống có cồn và cafein trước khi đi ngủ.
- Tập thư giãn và không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
- Tạo không gian phòng ngủ thoải mái và dễ chịu, hạn chế ánh sáng và tiếng ồn.
- Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục, lưu ý tập trước khi ngủ ít nhất 5 tiếng.
- Không ngủ trưa quá 30 phút để tránh gây ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm.
- Áp dụng liệu pháp massage hoặc sử dụng ghế massage tại nhà để giúp cơ thể thoải mái, tinh thần thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Nếu mất ngủ kéo dài, các bạn nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng giấc ngủ và sức khỏe đễ được tư vấn kỹ, giúp có giấc ngủ tốt hơn.