Cổ là bộ phận rất quan trọng, nâng đỡ toàn bộ phần đầu, lại rất linh hoạt, giúp thực hiện các chuyển động cúi xuống, ngẩng lên, xoay cổ… do đó cũng dễ bị tổn thương, thoái hóa nhanh, gây thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Thoát vị cột sống cổ là bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, nặng nhất là liệt tay. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ nhé.
Điều trị nội khoa
- Sử dụng thuốc: Bao gồm sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc có tác dụng làm mềm cơ, giảm đau thần kinh. Những trườn hợp nặng các bác sĩ có thể chỉnh định sử dụng corticoid kết hợp với vật lý trị liệu.
- Vật lý trị liệu: Bao gồm các biện pháp sóng ngắn, sóng dài, siêu âm, xoa bóp trị liệu, kéo giãn cột sống. Các kỹ thuật kể trên giúp điều trị bệnh, phòng ngừa chấn thương và thường được thực hiện tại các trung tâm vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
Điều trị ngoại khoa
Nếu sau 6 – 8 tuần dùng thuốc và áp dụng vật lý trị liệu mà không có hiệu quả các bác sĩ sẽ cân nhắc chuyển sang điều trị ngoại khoa.
- Lấy đĩa đệm lối trước: Kèm theo hàn xương liên thân đốt, có hoặc không nẹp cổ trước; Sử dụng đĩa đệm động để tạo hình cho khớp đốt sống cổ.
- Tiếp cận lối sau: Gồm có hai kỹ thuật, đầu tiên là giải ép bản sống lối sau; Kỹ thuật này ít được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mà phổ biến hơn trong bệnh hẹp ống sống cỏ, hoặc cốt hóa dây chằng dọc sau. Có bao gồm khoặc không sử dụng nẹp vít để cố định khối khớp trên. Kỹ thuật còn lại là Giải ép bản sống lỗ khoá, đôi khi được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đẹm cột sống có mảnh rời.
- Phẫu thuật: Cắt bỏ đĩa đệm, cố định, và hàn xương liên thân đốt lối trước. Kỹ thuật này thường được áp dụng cho thoát hóa đĩa đệm các đốt C3 – C7. Lợi ích của nó là lấy bỏ những chồi xương và đĩa đệm, sau đó hàn xương vào khoang đĩa đệm, có tác dụng làm vững cột sống và lấy được đĩa thoát vị trung tâm. Nhược điểm của bất động xương là có thể làm tăng áp lực lên tầng kế cận.
- Giải ép cột sống cổ lối sau: Kỹ thuật này bao bồm cắt bỏ bản sống cùng mỏm gai để làm rộng ống sống cổ. Nó thường được chỉ định trong các trường hợp sau: Bệnh lý đĩa đệm hoặc gai xương nhiều tầng, có kèm bệnh lý tủy sống; Thoát vị đĩa đệm có kèm hẹp ống sống cổ nặng và nhiều tầng.
- Mở lỗ liên hợp lối sau: Kỹ thuật này nhằm giải ép rễ thần kinh (mà không giải ép tủy sống) thông qua việc tạo ra một “lỗ khóa” nhỏ tại bản sống, với mục đích làm rộng đường ra của rễ thần kinh. Nó thường được chỉ định cho trường hợp người bệnh bị tại 1 rễ thần kinh do mảnh rời của đĩa đệm ở phía sau – bên gây chèn ép.
Một số lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thì người bệnh cần lưu ý.
- Sử dụng gối cao vừa phải cho dù nằm ngủ trên nệm hay giường cứng.
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết trở lạnh.
- Hạn chế uống đồ lạnh, nước đá.
- Bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa canxi, kẽm để cải thiện hệ thống xương khớp. Ngoài ra là vintamin D3 và K2 để tăng thêm khả năng hấp thụ canxi, giảm hiện tượng lắng đọng canxi.
- Không nên bê vác vật nặng.
- Uống đủ lượng nước mỗi ngày để đảm bảo chức năng chuyển hóa cũng như bài trừ của cơ thể.
- Sau điều trị nên tránh ngồi lâu một chỗ, nên tập các bài vận động trị liệu.
- Nên tự massage xoa bóp hoặc nhờ người thân mát xa cho.
Trên đây là một số chia sẻ về Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Điều quan trọng là khi có các triệu chứng của bệnh, các bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khác và xác định chính xác tình trạng bệnh lý, được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh trở nặng, lỡ thời điểm vàng trị bệnh.