Nghiến răng trong khi ngủ là một hội chứng rối loạn giấc ngủ, tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể gây ra một số vấn để liên quan đến răng miệng, như: Nứt, mẻ, vở răng, làm mòn men răng; Trong nhiều trường hợp còn đi kèm với chứng ngưng thở trong khi ngủ, rất nguy hiểm.
Việc điều trị chứng nghiến răng khi ngủ cần dựa trên nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các tổn thương.
Đi khám bác sĩ chuyên khoa
Nếu chứng nghến răng trong khi ngủ có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ thì bá sĩ sẽ hướng bạn tới gặp các chuyên gia về giấc ngủ để kiểm tra xem có bị kèm ngưng thở khi ngủ, nghiến răng ở mức độ nào.
Nếu nghiến răng do các vấn đề liên quan tới tâm lý như: Căng thẳng, lo âu, giận dữ, stress thì cần gặp bác sĩ tâm lý, chuyên gia tư vấn.
Bạn cần cung cấp cho bác sĩ các thông tin liên quan tới bệnh lý, bao gồm các cơn đau – nếu có, thời điểm bị đau, các loại thuốc điều trị đang sử dụng…
Can thiệp nha khoa
Khi bị nghiến răng trong lúc ngủ, các bác sĩ thường áp dụng can thiệp nha khoa để bảo vệ cũng như cải thiện sức khỏe răng miệng. Nó có tác dụng ngăn ngừa tình trạng mài mòn răng, mặc dù chứng nghiến răng có thể chưa được ngăn chặn.
Các can thiệp nha khoa thường bao gồm:
Sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm: Có tác dụng giữ cho 2 hàm răng tách nhau ra, tránh các tổn thương do siết, nghiền.
Chỉnh nha: Đep nẹp răng để điều trị các hư hỏng trê bề mặt răng.
Liệu pháp tâm lý
Các liệu pháp tâm lý phổ biến được sử dụng để điều trị chứng nghiến răng khi ngủ gồm:
- Kiểm soát stress: Nếu bạn bị nghiến răng do stress thì cần thư giãn, học cách thư giãn (thiền, yoga, massage trị liệu), tìm đến lời khuyên từ bác sĩ tâm lý.
- Thay đổi hành vi: Thực hành các tư thế hàm và miệng phù hợp, nên hỏi nha sĩ về vấn đề này để có được chỉ dẫn tốt nhát.
- Phản hồi sinh học: Phương pháp này dung các quy trình giám sát và thiết bị để trợ giúp người bệnh kiểm soát các hoạt động của cơ hàm. Nó được áp dụng cho những người gặp khó khăn trong việc thay đổi thói quen.
Khắc phục các nguyên nhân
Dựa trên các nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng khi ngủ chúng ta có thể áp dụng các biện pháp để trị các rối loạn có liên quan:
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Tham vấn bác sĩ để tha đổi thuốc khác.
- Liên quan đến rối loạn giấc ngủ: Giải quyết các vấn đề khiến ngưng thở khi ngủ.
- Vấn đề sức khỏe khác: Nếu bạn bị nghiến răng do các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quan thì cần điều trị dứt điểm că bệnh.
Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ
Thống kê cho thấy khoảng 15 – 33% trẻ bị nghiến răng trong khi ngủ, nhất là khi mọc răng. Đa số sẽ hết nghiến răng khi trẻ thay toàn bộ răng sữa và hàm răng vĩnh viễn mọc đầy đủ.
Để hạn chế tình trạng này các bạn cần:
- Giúp trẻ bình tĩnh hơn, nhất là thời điểm trước khi ngủ.
- Massage thư giãn cho trẻ, có thể kết hợp cùng một số động tác giãn cơ.
- Đảm bảo chế độ ăn cân bằng, uống đủ nước.
* Ngoài các phương pháp kể trên thì còn có thể dùng thuốc. Một số loại phổ biến gồm thuốc giãn cơ, tiêm botox, thuốc chống trầm cảm. Việc sử dụng thuốc thường được áp dụng khi các phương pháp kể trên không đáp ứng.
Phòng ngừa chứng nghiến răng khi ngủ
Những biện pháp sau đây sẽ giúp bạn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng nghiến răng trong khi ngủ.
- Thư giãn toàn thân: Bạn có thể nghe nhạc, tắm nước ấm, tập thể dục nhẹ nhàng, đi spa hoặc sử dụng ghế massage tại nhà.
- Không sử dụng chất kích thích: Bia, rượu, cà phê, trà đặc… nhất là vào buổi tối vì chúng khiến bạn khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Khám định kì: Khám nha khoa và răng – hàm – mặt sẽ giúp bạn nhận biết sớm chứng nghiến răng khi ngủ và có biện pháp ứng phó kịp thời.
Trên đây là một số chi sẻ về Cách điều trị và phòng ngừa chứng nghiến răng khi ngủ. Chứng này có thể tự khỏi nhưng cũng có thể diễn tiến nặng dần và gây ra những vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Khi có những triệu chứng của nghiến răng khi ngủ các bạn nên đi khám để được các bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời !