Đau là vấn đề sức khỏe có thể gặp ở bất cứ ai, vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời. Nguyên nhân gây đau có thể do tác động của ngoại lực tới cơ – xương – khớp khi vấp ngã, tai nạn, hoặc sai tư thế, do vấn đề bệnh lý. Trong những trường hợp như vậy việc giảm đau đúng cách là rất quan trọng. Các bạn hãy cùng tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết này để chăm sóc cho bản thân cũng như người thân trong gia đình tốt hơn nhé.
Đánh giá mức độ đau
Cơn đau ở mỗi người là khác nhau. Nó phụ thuộc vào cơ địa – hay chính xác hơn là khả năng chịu đau của mỗi người là khác nhau. Không có loại máy móc hoặc xét nghiệm y học nào có thể đánh giá được việc này.
Cánh tốt nhất để nhận biết mức độ đau của một người là hỏi trực tiếp. Bạn có thể yêu cầu người thân đánh giá mức độ đau của bản thân theo thang điểm từ 1 – 10, với 10 là mức độ trầm trọng nhất mà họ từng gặp.
Điều quan trọng tiếp theo là bạn phải hoàn toàn tin tưởng vào câu trả lời, vì chỉ có người bệnh mới biết được họ đau tới mức độ nào. Một số người có thể miêu tả cảm giác của mình với những từ ngữ như: Khó chịu, bỏng rát, nhức, tê rần, đau như bị châm chích.
Một số người lại có xu hướng che giấu cơn đau của bản thân. Trong trường hợp đó người hỏi còn phải để ý tới hành động của như vẻ mặt của người bị đau đến đánh giá. Mặt nhăn nhó, rên rỉ là những dấu hiệu của đau đớn.
Các phương pháp giảm đau
Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về phương pháp giảm đau.
- Sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau là một cách làm tương đối phổ biến. Một số loại thuốc giảm đau thông thường (không kê đơn) có thể mua được ở các hiệu thuốc. Trường hợp sử dụng thuốc nặng phải có chỉ định của bác sĩ điều trị. Điều quan trọng là phải tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc. Vì một số loại được sử dụng khi cơn đau xuất hiện, nhưng một số loại khác lại sử dụng vào thời điểm nhất định trong ngày, ngay cả khi không đau.
- Châm cứu: Là biện pháp sử dụng các kim nhỏ để châm vào các huyệt ở trên cơ thể.
- Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt nóng hoặc lạnh để giảm đau và giúp cơ thể thư giãn hơn. Bạn có thể sử dụng nước ấm để ngâm chân, tắm, ngâm mình. Để chườm lạnh chúng ta chỉ việc cho đá viên vào khăn rồi bọc lại, sử dụng dụng để chườm.
- Vật lý trị liệu: Gồm nhiều kĩ thuật khác nhau giúp tăng cường khả năng vận động, giảm đau, phục hồi chức năng. Các biện pháp phổ biến gồm có sử dụng sóng siêu âm, nhiệt lạnh, nhiệt nóng, thủy trị liệu, vận động trị liệu.
- Nắn chỉnh cột sống: Giúp các đốt sống trở về vị trí trự nhiên ban đầu, giảm đau do ngồi nhiều, sai tư thế, hoặc do các bệnh lý mãn tính như đau thần kinh tọa, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm… Phương pháp này đòi hỏi chuyên môn cao và thường được thực hiện tại các trung tâm trị liệu.
- Tập dưỡng sinh: Một số bộ môn có tính chất vận động nhẹ nhàng như thái cực quyền, yoga, khí công dưỡng sinh… có tác dụng giảm đau và an thần rất tốt.
- Massage: Massage trị liệu sử dụng đôi tay để kích thích các cơ bắp, khớp xương giúp cho chúng được thư giãn. Bạn có thể tự massage, nhờ người thân, hoặc sử dụng ghế massage tại nhà.
- Điều chỉnh sinh hoạt: Chúng ta có thể giảm đau nhờ thay đổi lối sống hằng ngày. Đơn giản như ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính, khi nâng vật nặng, hay khi vận động thể thao….
Bị đau khi nào nên đến bác sĩ ?
Nếu uống thuốc và áp dụng các biện pháp giảm đau ở trên không hiệu quả thì bạn nên tới bệnh viện để các bác sĩ khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh lý, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Khi có những vấn đề sau bạn nên tới bác sĩ:
- Cơn đau không giảm sau khi uống thuốc.
- Thuốc có tác dụng phụ.
- Không thể di chuyển hoặc thực hiện các sinh hoạt hàng ngày do đau.
- Đau ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
Trên đây là một số biện pháp giảm đau hiệu quả. Mong rằng qua các thông tin trong bài viết các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp chăm sóc bản thân và người thân trong gia đình tốt hơn !