Chuột rút là tình trạng thường gặp ở nhiều người, nhất là những người cao tuổi, ít vận động, hoặc vận động quá mức. Tình trạng này thường xảy ra về đêm, tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Nội dung dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn Cách khắc phục và phòng ngừa chuột rút thường xuyên.
Tại sao hay bị chuột rút?
Nhiều người trong chúng ta bị chuột rút mà không rõ nguyên nhân cụ thể, do đó được gọi là chuột rút vô căn. Nguyên nhân cụ thể của tình trạng này vẫn đang được nghiên cứu và tranh luận trong giới y học, tuy nhiên nhiều nhà khoa học cho rằng chuột rút có thể xảy ra do:
- Sự dẫn truyền thần kinh đột ngột.
- Hạn chế việc cung cấp máu đến các cơ.
- Căng giãn cơ quá mức.
- Luyện tập thể dục, thể thao quá độ.
- Phụ nữ có thai thường bị chuột rút ở chân trong giai đoạn sau của thai kì.
Chuột rút về ban đêm thường do:
- Ngồi nhiều trong thời gian dài (dân văn phòng, người làm việc với máy tính).
- Sử dụng các cơ quá mức.
- Đứng lâu trên sàn cứng (giáo viên).
- Ngồi sai tư thế (do ngồi nhiều, thường gặp ở học sinh – sinh viên)
Chuột rút chân có thể là triệu chứng của các vấn đề sức khỏe khác như:
- Mất nước.
- Rối loạn điện giải (hạ kali máu).
- Nghiện rượu.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc lợi tiểu.
- Bệnh lý: Viêm xương khớp, suy thận tiểu đường, bệnh tim mạch, xơ gan…
Cần phân biệt chuột rút với Hội chứng chân không yên, dù chúng đều thường xảy ra về đêm hoặc khi chúng ta nghỉ ngơi. Với Hội chứng chân không yên sẽ không có cảm giá đau, thường chỉ như kiến bò, và khi di chuyển thì cơn bồn chồn sẽ biến mất nhưng vẫn có cảm giác khó chịu.
Khắc phục chuột rút
Không có loại thuốc nào để trị dứt điểm chuột rút. Những biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng chuột rút.
- Kéo căng cơ: Chuột rút thường xảy ra nhất ở bắp chân, vì nó nằm ở dưới thấp, việc vận chuyện oxy và dinh dưỡng sẽ khó khăn hơn. Khi bị chuột rút ở bắp chân các bạn nên duỗi thẳng chân và nhẹ nhàng uốn cong các ngón lên, đẩy ngược về phía sau để làm căng các cơ ở cẳng chân. Lúc ban đầu sẽ hơi đau nhưng khi các cơ được kéo giãn thì tuần hoàn máu thuận lợn hơn, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu sau đó.
- Massage xoa bóp: Sau khi đã tạm thời giải quyến được cơn chuột rút thì các bạn cần tiến hành massage xoa bóp nhẹ nhàng toàn bộ bắp chân cũng như các bộ phận bị chuột rút khác. Massage có tác dụng làm nóng, giãn mạch để tuần hoàn máu tốt hơn. Các bạn cũng có thể sử dụng máy massage, ghế massage tự động.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Nếu cơn đau dữ dội bạn có thể sử dụng biện pháp chườm nóng hoặc lạnh. Để chườm lạnh chỉ cần bọc đá viên trong khăn mặt và chườm lên khu vực bị chuột rút. Để chườm nóng bạn có thể sử dụng khăn ấm, chai nước nóng, đèn sưởi…
Ngăn ngừa chuột rút
Bài tập vận động ngăn ngừa chuột rút
Các bài tập vận động có tác dụng kéo giãn cơ rất hiệu quả trong phòng ngừa chuột rút. Đầu tiên các bạn đứng cách tường 1 mét, rướn người về trước, đưa 2 tay ra để chạm vào tường. Hãy giữ thăng bằng sử dụng tay trong khi bàn chân giữ nguyên tư thế và chạm đất trong 5 giây. Lặp lại động tác 5 phút/hiệp, ngày 3 hiệp.
Thay đổi lối sinh hoạt
Bên cạnh vận động thì việc thay đổi những thói quen sinh hoạt không lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa chuột rút. Cụ thể:
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế sử dụng các thức uống có cồn và caffein.
- Điều chỉnh tư thế ngủ cho thật thoải mái, có thể nâng cao chân để dễ chịu hơn khi bị vọp bẻ.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Đi bộ, đạp xe, yoga… vào buổi tối.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, lưu ý căng cơ trước và khởi động kĩ trước khi bước vào các bài tập chính thức.
- Đi giày vừa vặn, các bạn nữ cũng không nên quá lạm dụng giày cao gót.
Mong rằng qua các thông tin được chia sẻ trên đây các bạn hiểu hơn về Cách khắc phục và phòng ngừa chuột rút thường xuyên. Từ đó hạn chế được tình trạng này, giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh !