Nguyên nhân chủ yếu gây ra đau khi bị viêm khớp dạng thấp là tình trạng sưng và viêm ở bao khớp. Các túi dịch quanh khớp có nhiệm vụ cung cấp chất nhờn bôi trơn để xương chuyển động dễ dàng. Khi hệ thống miễn dịch nhận diện nhầm và tấn công các bao khớp này sẽ khiến lượng chất nhờn giảm, các xương và sụn khớp trượt trực tiếp lên nhau và gây đau. Nguyên nhân khác là do sụn khớp (bao quanh đầu xương) bị mài mòn theo thời gian dài.
Các cơn đau khớp dạng thấp có thể cấp tính hoặc diễn biến âm ỉ trong thời giand ài, ảnh hưởng đến cuộc sống, khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, ảnh hưởng cả về thể chất cũng như tinh thần. Để giảm đau do viêm khớp dạng thấp thì cần kiểm soát được tình trạng viêm. Các bác sĩ có thể sử dụng thuốc để làm chậm quá trình tổn thương, hoặc dùng vật lý trị liệu, hay một số liệu pháp thay thế như châm cứu, bấm huyệt.
Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số cách giảm đau do viêm khớp dạng thấp mãn tính nhé.
Cách giảm đau do viêm khớp dạng thấp mãn tính:
- Chế độ ăn uống: Axit béo Omega-3 có thể làm giảm tình trạng viêm, đo đó giảm đau. Các bạn có thể tìm thấy Omega-3 trong các loại cá nước lạnh như cá hồi hoặc cá ngừ, cá tuyết, hoặc bổ sung thông qua việc sử dụng dầu cá.
- Kiểm soát cân nặng: Trọng lượng cơ thể lớn cũng gây nhiều áp lực cho xương khớp. Do đó, duy trì thể trạng mở mức vừa phải và ổn định cũng giúp phòng ngừa viêm khớp, cũn như giúp kiểm soát cơn đau tốt hơn.
- Massage xoa bóp: Đây là phương pháp giảm đau, thư giãn tinh thần, giúp tuần hoàn máu tốt hơn, cũng như mang lại giấc ngủ ngon. Nó có lịch sử lâu đời và xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu như massage phương Đông dựa trên những kiến thức về hệ thống kinh mạch, huyệt đạo, thì massage phương Tây lại được xây dựng trên giải phẫu sinh lý người.
- Tập thể dục: Nhìn chung lười vận động khiến gia tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp; Và ngược lại, những người bị mắc bệnh lý cơ – xương – khớp thường có xu hướng ít vận động vì cho rằng nó tạo áp lực cho cơ thể. Tuy nhiên, các bài vận động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga… sẽ có tác dụng giảm đau. Bạn có thể tham khảo bác sĩ trị liệu để được hướng dẫn các bài tập phù hợp.
- Dụng cụ chỉnh hình: Đây là những dụng cụ có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ xương khớp. Bạn có thể sử dụng lót đệm cho giày, hoặc niềng để giữ cho khớp ở chân được căn chỉnh phù hợp; Hay các loại găng tay đặc biệt nếu bị viêm khớp ở tay.
- Chườm nóng và chườm lạnh: Chườm nóng có tác dụng làm giãn cơ, trong khi chườm lạnh lại giúp giảm sưng. Và cả 2 biện pháp này đều có công dụng giảm đau. Trong nhiều trường hợp, chườm nóng & lạnh có thể được kết hợp luân phiên hoặc chườm lạnh trong 2 – 3 ngày đầu, sau đó chuyển sang chườm nóng.
- Sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau không có tác dụng điều trị viêm. Để trị viêm các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống thấp khớp, có tác dụng ngăn ngừa hệ thống miễn dịch ở trong cơ thể hoạt động quá mức, ngoài ra còn ngăn ngừa tổn thương ở khớp, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Một số thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, rụng tóc, loét miệng, buồn ngủ.
Thống kê cho thấy cứ 100 người trưởng thành thì có 1 – 5 người bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Phổ biến nhất là ở những người 20 – 40 tuổi. Bệnh nhân nữ, nhất là bà bầu có tỉ lệ cao gấp 2 – 3 lần nam.
Viêm khớp dạng thấp không giống như các tổn thương hao mòn của viêm xương khớp thông thường. Nó có thể ảnh hưởng tới niêm mạc khớp, không chỉ sưng đau mà còn làm xói mòn xương, biến dạng khớp… Về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt hàng ngày, khiến bạn gặp khó khăn cả trong những việc nhỏ như viết, mở nắp chai lọ, mặc quần áo…
Khi có những triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp như: Khớp trở nên ấp, sưng đau, có thiện tượng cứng khớp (thường nặng hơn vào buổi sáng), mệt mỏi, sốt, chán ăn… thì các bạn nên tới bệnh viện để được thăm khám và được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng điều trị tích cực từ sớm giúp làm chậm sự tiến triển, hạn chế biến chứng nặng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh!