Hiểu về tình trạng bong gân bàn chân

Bong gân bàn chân tuy không gặp nhiều như ở mắt cá chân nhưng cũng khá thường gặp ở những người thường xuyện vận động thể chất, chơi thể thao. Nhiều người khi bị mắc không biết cách xử lý phù hợp khiến gây biến chứng nguy hiểm. Nội dung dưới đây sẽ giúp các bạn Hiểu về tình trạng bong gân bàn chân nhé.

Bong gân bàn chân là gì?

Bàn chân ở vào vị trí thấp nhất cơ thể, tuy nhỏ bé nhưng lại chống đỡ toàn bộ sức nặng toàn thân. Do đó, bàn chân rất quan trọng trong di chuyển, đứng thẳng, nhảy, cũng như giữ thăng bằng cho cơ thể. Bàn chân của con người bao gồm 26 xương, 33 khớp, cùng với rất nhiều gân, cơ, dây thần kinh, dây chằng.

Gân và dây chằng ở bàn chân có nhiệm vụ ổn định các khớp, đảm bảo khả năng vận động. Trong đó, gân kết nối cơ với xương và truyền lực từ cơ đến xương, còn dây chằng tạo ra mối liên kết giữa các xương.

Bong gân bàn chân là sự tổn thương các dây chằng có nhiệm vụ giữ vững khớp bàn chân. Có thể tổn thương tại một hoặc nhiều dây. Do đó, dù được gọi là bong gân, nhưng thực chất tổn thương lại ở dây chằng chứ không phải trong các sợi gân cơ.

Hiểu về tình trạng bong gân bàn chân

Bon gân có 3 mức độ:

- Mức độ 1: Bị rách nhỏ tại dây chằng.

- Mức độ 2: Rách một phần lớn dây chằng.

- Mức độ 3: Các dây chằng bị đứt hoàn toàn, hoặc rời khỏi xương.

Nguyên nhân gây bong gân bàn chân

Do là bộ phận chịu lực, chứa nhiều khớp, lại thường xuyên di chuyển nên nguy cơ bị chấn thương bong gân là rất cao.

- Vận động thể thao: Một số môn thể thao khiến bàn chân chuyển động vặn xoắn, uốn cong, và dễ gây bong gân như bóng đá, bóng rỏ, tennis, trượt tuyết, khiêu vũ. Khi cơ thể chuyển động vặn, xoay nhưng bàn chân vẫn ở nguyên vị trí thường khiến cho dây chằng tại các xương bàn chân bị kéo căng và rách.

- Bong gân có thể bị xảy ra khi bàn chân bị lật do dẫm vào chân người khác hoặc vật cản trên đường, vấp ngã, tiếp đất sai cách…

- Tai nạn trong khi sinh hoạt và lao động.

- Mang vác vật nặng quá sức hoặc sai tư thế

Hiểu về tình trạng bong gân bàn chân

Những đối tượng có nguy cơ cao bị bong gân gồm có:

- Vận động viên các môn thể thao sử dụng nhiều đến chân hoặc các môn đòi hỏi nhiều sức bền như đi bộ, chạy bộ.

- Sử dụng giày, dép không phù hợp (quá rộng hoặc quá chật).

- Người từng bị bong gân cũng dễ bị tái phát hơn.

- Thừa cân, béo phì khiến gia tăng áp lực lên chân.

Những người thừa cân, béo phì, áp lực trên đôi bàn chân càng lớn.

Triệu chứng bong gân bàn chân

Người bị bong gân bàn chân có các triệu chứng điển hình như:

- Đau nhức ở gần vòm bàn chân, có thể cảm nhận rõ ràng ở phía dưới – trên – hoặc cả 2 bên bàn chân.

- Bầm tím và sưng.

- Đau nhiều khi đi bộ hoặc vận động.

- Khập khiễng, không thể đặt lực lên bàn chân.

Hiểu về tình trạng bong gân bàn chân

Nếu có một trong các vấn đề sau đây, nhất là ở thời điểm sau khi chấn thương thì các bạn nên đến gặp bác sĩ:

- Tê, ngứa ran ở bàn chân.

- Đau dữ dội.

- Bàn chân phù nề.

- Biến dạng bàn chân.

- Tình trạng chấn thương không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu và điều trị tại nhà.

Chẩn đoán bong gân bàn chân

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám triệu chứng. Hỏi về tình huống dẫn tới chấn thương, thời gian từ khi dính chấn thương tới khi vào viện, các bước sơ cứu đã áp dụng.

Ngoài ra, các thông tin về nghề nghiệm, hoạt động thể chất, các môn thể thao thường tham gia của người bệnh, các chấn thương ở chân từng gặp trước đây cũng rất quan trọng.

Các bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết vết thương: Mức độ ưng, bầm tím, ấn nhẹ để kiểm tra tình trạng đau, hay xem liệu có tổn thương tới xương khớp bên trọng.

Nếu người bệnh không thể đứng vững, bàn chân không thể chịu được trọng lượng thì các bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang bàn chân, đánh giá chi tiết hơn mức độ tổn thương ở gân và dây chằng thông qua chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ.

Hiểu về tình trạng bong gân bàn chân

Phương pháp điều trị bong gân bàn chân

Bong gân nhẹ có thể điều trị tại nhà thông qua phương pháp RICE.

- Bất động (Protection): Ngừng tập, sử dụng nẹp, nạng để tránh làm nặng hơn tình trạng tổn thương.

- Nghỉ ngơi (Rest): Hạn chế đi lại để khớp và gân, cơ, dây chằng được nghỉ ngơi, phục hồi.

- Chườm lạnh (Ice): Giúp giảm viêm, ngày 2 – 3 lần, thời gian 15 – 20 phút/lần, trong 2  – 3 ngày đầu. Các bạn bọc đá viên vào khăn để chườm, tránh để đá tiếp xúc trực tiếp với da gây bỏng lạnh.

- Băng ép (Compression): Giúp giảm sưng.

- Giữ cao vùng tổn thương (Evation): Nâng chân tổn thương ở vị trí cao hơn tin để máu về tin tốt hơn, giảm tác động của trọng lực để giảm phù nền chi cũng như giảm sưng.

Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau thi chỉ dẫn của bác sĩ. Áp dụng các biện pháp y học thay thế như châm cứu, nắn chỉnh, massage xoa bóp để cải thiện triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị.

Bị bong gân nhẹ có thể tự hết trong 2 – 4 tuần. Trường hợp nặng hơn cần 6 – 8 tuần. Với người phải mổ do chấn thương nghiêm trọng thì thời gian điều trị có thể kéo dài 6 – 8 tháng.

Hiểu về tình trạng bong gân bàn chân

Phòng ngừa bong gân bàn chân

Để hạn chế chấn thương bong gân bàn chân các bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Sử dụng giày thể thao phù hợp với bộ môn bạn chọn.

- Ngừng vận động nếu có cảm giác đau nhói ở chân.

- Chườm lạnh và massage chân nếu thấy khó chịu.

- Duy trì chế độ ăn uống lạnh mạnh, có lợi cho xương khớp.

- Tập thể dục theo thể trạng để tăng sức mạnh cho cơ, khớp linh hoạt, dây chằng dẻo dai hơn.

- Cẩn trọng khi di chuyển trên các cung đường gồ ghề hoặc trơn trượt khi mưa ướt.

- Chú ý an toàn khi lao động, sinh hoạt.

Trên đây là một số chia sẻ giúp các bạn Hiểu về tình trạng bong gân bàn chân. Mong răng thông tin trong bài viết giúp các bạn hiểu hơn về một trong những chấn thương khá phổ biến ở chân, cũng như biết cách phòng ngừa và xử lý phù hợp !

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Những bệnh gây đau xương khớp dai dẳng

Đau xương khớp dai dẳng là một trong những tình trạng sức khỏe khá phổ biến. Nó có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh ...

Triệu chứng đau đầu về chiều

Tình trạng đau đầu về chiều cơ bản cũng tương tự như một cơn đau đầu bình thường, có thể xảy ra ở một phần hoặc toàn bộ ...

Chứng viêm khớp khi mang thai

Một quan niệm khá phổ biến là bệnh viêm khớp thường chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi. Trên thực tế, chúng ta có thể ...

Hiểu về Y học thay thế

Khi mắc phải một bệnh lý chúng ta sẽ đến bệnh viện để được chẩn đoán cụ thể cũng như tư vấn về phương pháp điều trị phù ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...