Một quan niệm khá phổ biến là bệnh viêm khớp thường chỉ xuất hiện ở những người cao tuổi. Trên thực tế, chúng ta có thể bắt gặp tình trạng này ở nhiều đối tượng khác nhau.
Khi mang bầu, có thể người phụ nữ diễn ra nhiều thay đổi về thể chất, có thể kể tới tăng cân, tăng kích thước vùng bụng để đáp ứng sự phát triển của em bé, sàn chậu có xu hướng giãn ra và các dây chằng cũng như khớp ở đây lỏng hơn để em bé chào đời thuận lợi hơn… Những thay đổi này ảnh hưởng đến xương khớp, gây ra các cơn đau nhức, viêm.
Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Chứng viêm khớp khi mang thai nhé.
Nguyên nhân gây viêm khớp khi mang thai
Bản thân việc mang thai không dẫn tới viêm khớp, mà nguyên nhân đến từ các thay đổi trong cơ thể mẹ bầu dẫn tới một số dạng viêm khớp. Một trong số đó là do sự thoái hóa ở trong sụn khớp và quá trình cơ thể người mẹ bị kéo giãn.
Khi mang thai, cơ thể dần tăng trọng lượng. Điều này khiến cho các khớp lớn như hông, đầu gối, mắt cá phải chịu sự đè nén lớn. Quá trình mang thai kéo dài khoảng 9 tháng khiến tăng nguy cơ bị viêm cho các khớp kể trên.
Một dạng viêm khớp khác khá phổ biến ở chị em phụ nữ trong thai kì là viêm khớp dạng thấp. Nó là kết quả từ phản ứng của hệ thống miễn dịch nhắm vào lớp lót của khớp và dẫn tới tình trạng bị viêm. Cơn đau do viêm khớp dạng này sẽ giảm nhẹ sau khi trẻ chào đời.
Những tình trạng đau khớp ngiêm trọng cũng có thể xuất hiện ở bà bầu nếu không may bị tai nạn. Sự thay đổi đột ngột về thể chất, tinh thần có thể gia tăng nguy cơ bị chấn thương do vấp ngã, va vào đồ vật. Nếu vị trí bị chấn thương là khớp thì cơn đau thường trở nặng do sự hạn chế di chuyển trong thai kì. Nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hộ có thể chuyển thành viêm khớp khi mang thai.
Triệu chứng viêm khớp khi mang thai
- Đau dữ dội tại khớp.
- Tê và co thắt ở cơ bắp.
- Khó khăn khi đi bộ.
- Ứ nước trong cơ thể khiến cho các chi bị phù nề.
- Có những biểu hiện của triệu chứng ống cổ tay như: Đau, ngứa ran ở khớp, nhất là các ngón tay.
- Người bị viêm khớp dạng thấp còn có cảm giác kiệt sức, dễ bị mệt mỏi (do hệ thống miễn dịch đang nhận diện nhầm và chống lại cơ thể).
Nếu mẹ bầu bị viêm khớp trong thai kì có thể gây ra một số vấn đề như:
- Em bé khi chào đời thường nhẹ cân.
- Gia tăng nguy cơ bị tiền sản giật (rất nguy hiểm vì có thể gây tử vong).
- Nguy cơ mắc bệnh nướu răng cao (với người bị viêm khớp dạng thấp).
Chăm sóc mẹ bầu bị viêm khớp khi mang thai
Việc sử dụng thuốc thường bị hạn chế đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn có thể sử dụng để kiểm soát tình trạng. Việc sử dụng thuốc được dựa trên tiêu chí không gây ra mối đe dọa nào cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ; Và cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Các bác sĩ thường ưu tiên các biện pháp trị liệu như:
- Châm cứu: Biện pháp này có thể giúp giảm đau. Tuy nhiên bà bầu không nên thực hiện tại nhà mà cần tới các trung tâm trị liệu, bệnh viện đông y để được các chuyên gia có chuyên môn và tay nghề cao thực hiện đúng cách.
- Chườm nóng/lạnh: Cả 2 biện pháp này đều có khả năng giảm đau. Trong khi chườm nóng giúp tăng tuần hoàn tại chổ thì chườm lạnh giúp giảm sưng nề. Bạn có thể kết hợp luân phiên cả 2.
- Massage xoa bóp: Việc áp dụng phương pháp massage sẽ giúp bà bầu thư giãn, giảm đau. Hiện nay một số spa còn có liệu pháp xoa bóp riêng cho bà bầu với các kĩ thuật massage nhẹ nhàng, kết hợp với sử dụng các loại tình dầu thơm như: Tinh dầu chanh sả, hoa cam, phong lữ, oải hương…
- Bổ sung omega 3: Nếu bị viêm khớp trong thai kì thì việc bổ sung các thực phảm giàu axit béo omega-3 sẽ có tác dụng giảm đau cũng như viêm. Các bạn nên thêm cá hồi, sữa, ngũ côc vào thực đơn của mình. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng viêm nang dầu cá.
- Mang giày dép thoải mái: Nếu có dấu hiệu bị viêm khớp khi mang thai bà bầu nên ưu tiên sử dụng các loại giày dép có đề bằng, êm ái, thoải mái để hỗ trợ vấn đề di chuyển tốt hơn.
- Tập thể dục đều đặn: Trái với suy nghĩ bầu bí thì nên hạn chế vận động, các bạn nên tập thể dục để giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Có thể tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn các bài tập phù hợp thể trạng, giúp phân bổ đều trọng lượng cơ thể cũng như giảm áp lực lên các khớp.
Ngoài các biện pháp kể trên thì bà bầu cũng nên giữ cho tâm trạng thoái mái, tránh lo âu, căng thẳng, stress, vì tâm lý tiêu cực cũng phần nào ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.