Khi mắc phải một bệnh lý chúng ta sẽ đến bệnh viện để được chẩn đoán cụ thể cũng như tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp. Nhìn chung, các lựa chọn của bác sĩ là dùng thuốc tây, phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Các phương pháp này khoa học công nhận về hiệu quả, nhìn nhận là chính thống, y học phương Tây hiện đại.
Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan… nền y học cổ truyền đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỉ, có nền tảng lý luận. Việc áp dụng các phương pháp này được thường được xem như bổ trợ và thay thế. Tên gọi “Y học thay thế” nghe có vẻ xa lạ nhưng nếu bạn từng biết hoặc sử dụng xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, thiền định, hay nắn chỉnh, chế độ ăn kiêng… thì chính là bạn đang sử dụng các biện pháp chưa qua kiểm chứng khoa học, được xem như trị liệu bổ sung và thay thế.
Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Y học thay thế nhé.
Y học thay thế là gì ?
Y học thay thế - phương pháp điều trị thay thế - hay đầy đủ hơn là trị liệu hỗ trợ và thay thế bao gồm các phương pháp giúp điều trị triệu chứng và tăng cường sức khỏe không nằm trong hệ thống các phương pháp điều trị thông thường.
Y học thay thế tập trung vào kích thích khả năng tự làm lành của cơ thể thông qua quá trình điều hòa năng lượng, sử dụng dược liệu. Hiệu quả cũng như độ an toàn của nó vẫn còn gây nhiều tranh cãi, cũng như chưa có đủ bằng chứng khoa học.
Trên thực tế có nhiều bác sĩ đã tiến hành kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp điều trị chính thống và thay thể tùy theo bệnh lý và mức độ bệnh của từng cá nhân để mang lại hiệu quả cao. Việc sử dụng song song như vậy được gọi là Y học tích hợp.
Các phương pháp trong y học thay thế
Y học cổ truyền
Đây là lĩnh vực được chấp nhận rộng rãi nhất bên cạnh y học phương Tây. Y học cổ truyền chính thống tại Việt Nam hiện có 2 hệ thống chính là của Việt Nam và Trung Quốc, thường được gọi nôm na là thuốc nam và thuốc bắc.
Một số liệu pháp được sử dụng phổ biến là:
- Sử dụng dược liệu trong bài thuốc.
- Liệu pháp xoa bóp (mát xa).
- Châm cứu.
- Bấm huyệt.
- Yoga.
- Thái cực quyền.
- Chế độ ăn uống.
- Vi lượng đồng căn.
- Tác động lên cơ thể (thể xác).
Các thầy thuốc Đông y cho rằng các bộ phận trên cơ thể có mối liên hệ với nhau. Việc tác động lên một bộ phận có thể giúp trị liệu và chữa lành tổn thương tại các vị trí bị ảnh hưởng, và cả đến các bộ phận được liên kết. Ví dụ, trên lòng bàn chân có các khu vực phản xạ, có mối liên hệ đến mắt và các cơ quan nội tạng. Việc tác động đến lòng bàn chân cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan này.
Biện pháp tác động lên tinh thần
Liệu pháp tác động lên cơ thể có thể được kết hợp với các biện pháp tác động lên tinh thần. Khoa học hiện đại cũng ghi nhận mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể. Theo đó người bệnh sẽ phục hồi tốt hơn họ có sức khỏe tình thần cũng như cảm xúc tốt.
Một số phương pháp trị liệu có tác dụng lên tâm trí như:
- Thiền định.
- Phản hồi sinh học.
- Thôi miên…
Tiếp nhận năng lượng bên ngoài
Một số học giả cho rằng việc tiếp nhận nguồn năng lường bên ngoài đến từ các vật thể khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Việc ứng dụng các nguồn năng lường này mang lại tác dụng điều trị và gia tăng sức khỏe. Có thể kể đến:
- Liệu pháp điện từ.
- Phương pháp dưỡng sinh Reiki.
- Khí công.
Điều trị thay thế dựa vào các giác quan
Ngũ giác gồm có xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác cũng được xem là có liên quan tới sức khỏe tổng thể. Một số biện pháp điều trị thay thế có sử dụng các giác quan như:
- Trị liệu bằng nghệ thuật: Nhảy, âm nhạc
- Sử dụng các hình ảnh trực quan, hình ảnh có chủ đích
Nhìn chung y học thay thế đã có lịch sử lâu đời, có nền tảng lý luận riêng và ngày càng nhận được nhiều sử ủng hộ từ giới khoa học. Trên thực tế, nhiều bác sĩ cũng đã áp dụng các biện pháp điều trị thông thường kết hợp với y học thay thế để nâng cao hiệu quả điều trị. Việc kết hợp Đông – Tây y phù hợp không chỉ giúp điều trị dứt điểm bệnh lý mà còn giúp giảm tác dụng phụ không mong muốn. Tuy nhiên, các bạn không nên nghe theo các mẹo vặt được truyền tai mà tự dùng thuốc cũng như điều trị tại nhà. Nên đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán cụ thể, nhận lời khuyên từ bác sĩ !