Ngày nay, khi con người đối diện với nhịp sống bận rộn, họ thường lựa chọn cho mình những bữa ăn nhanh với các món ăn chứa nhiều đường, chất béo không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, công việc bận rộn cũng khiến chúng ta không có nhiều thời gian tập thể dục, rèn luyện cơ thể… Chính những yếu tố này đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Bệnh béo phì là gì?
Bệnh béo phì được xác định dựa trên chỉ số khối cơ thể hay còn gọi chỉ số BMI. Đây là chỉ số dùng để đo kích thước cơ thể người được tính dựa trên cân nặng và chiều cao.
- Xác định béo phì: Một người ở độ tuổi trưởng thành được xác định mắc béo phì dựa trên bảng chỉ số BMI khi người đó có chỉ số BMI ở mức > 30,0 trở lên.
- Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác: Bệnh béo phì có tính chất rất phức tạp, do lượng chất béo trong cơ thể vượt quá ngưỡng cho phép.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra bệnh béo phì có liên quan mật thiết và trở thành yếu tố nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọngnhưtiểu đường tuype 2, tăng huyết áp, các bệnh lý liên quan tới tim mạch và ung thư.
- Yếu tố nguy cơ gây béo phì: Các yếu tố như tuổi tác, giới tính, khối lượng cơ…đều có mối liên quan tới bệnh béo phì. Đây cũng là yếu tố có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa lượng mỡ trong cơ thể và chỉ số khối cơ thể.
Một người bị bệnh béo phì có thể là sự kết hợp từ các yếu tố như di truyền, môi trường sống, chế độ ăn uống và luyện tập. Do vậy, việc thay đổi lối sống tích cực, kết hợpchế độ ăn uống khoa học và tăng cường tập thể dục sẽ giúp những người béo phì giảm cân hiệu quả và an toàn.
Béo phì do những nguyên nhân nào gây ra?
Nguy cơ béo phì xảy ra khi cơ thể nạp vào lượng calo nhiều hơn lượng calo được đốt cháy bởi các hoạt động và luyện tập hàng ngày.
Ngoài ra, béo phì còn do một số nguyên nhân khác mà chúng ta không thể kiểm soát được như:
- Do yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền có thể tác động và gây ảnh hưởng đến việc cơ thể xử lý thức ăn thành năng lượng cũng như cáchcơ thể lưu trữ chất béo.
- Yếu tố tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân gây ra béo phì: Đối với người cao tuổi, khối lượng cơ trong cơ thể ít hơn, đồng thời tốc độ trao đổi chất ở nhóm người này cũng chậm hơn nên dễ làm tăng cân.
- Tình trạng ngủ không đủ giấc có thể gây béo phì: Khi cơ thể chúng ta bị thiếu ngủ nó sẽ làm thay đổi nội tiết tố, điều này thường đem lại cảm giác đói, thèm ăn và ăn không kiểm soát, dẫn tới tăng cân.
- Trường hợp phụ nữ đang mang bầu: Giai đoạn mang thai dễ khiến phụ nữ bị tăng cân nặng không kiểm soát, điều này khiến họ khó giảm cân sau sinh và dẫn đến béo phì.
Mối liên hệ giữa thức ăn nhanh và nguy cơ gây bệnh béo phì
Trong thành phần thức ăn nhanh hoặc đồ ăn ngoài hàng thường chứa rất nhiều calo, đây là yếu tố làm gia tăng nguy cơ béo phì.
- Thức ăn nhanh chứa nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe: Chứa hàm lượng calocao; Chứa nhiều chất béo có nồng độ cao; Rất giàu đường và chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa; Chứa nhiều carbohydrate đơn và nhiều muối.
- Thức ăn nhanh và mối liên hệ với chỉ số BMI: Thức ăn nhanh có liên hệ khá mật thiết tới chỉ số BMI và nótrở thành yếu tố nguy cơ làm tăng cân. Thức ăn nhanh cũng là yếu tố làm giảm chất lượng ăn uống, đem đến những lựa chọn thiếu khoa học. Đây là loại thức ăn không lành mạnh, có nguy cơ cao gây béo phì, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh thiếu niên.
- Trẻ em dễ mắc bệnh béo phì nếu thường xuyên ăn thức ăn nhanh: Thức ăn nhanh gâyra nhiều ảnh hưởng xấu tới trẻ em và thanh thiếu niên. Vì đa phần các loại thức ăn nhanh đều hướng tới đối tượng là trẻ em, do nắm bắt tâm lý trẻ thường thích ăn các loại thức ăn nhanh và ăn ở nhà hàng.
Theo số liệu từ một số nghiên cứu, hàm lượng calo trẻ em tiêu thụ trong mỗi bữa ăn ngoài hàng cao hơn 55% so với các bữa ăn tại nhà. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng năng lượng ở trẻ và dẫn tới béo phì.
Những tác hại đối với sức khỏe do bệnh béo phì gây ra
- Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao: Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh huyết áp cao. Khi huyết áp tăng cao sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác liên quan tới tim mạch, đột quỵ và bệnh thận.
- Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý liên quan tới tim mạch: Những người bị bệnh béo phìnặng sẽ có nguy cơ cao đối diện với bệnh mạch vành, nhóm đối tượng này rất dễ lên cơn đau tim. Ngoài ra, béo phì còn góp phần tăng nguy cơ suy tim, gây rối loạn nhịp tim, thậm chí trường hợp nặng có thể bị ngừng tim.
- Béo phì làm rối loạn hô hấp: Dung tích phổi ở người béo phì thường bị giảm sút. Do vậy, những trường hợp này dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, tăng nguy cơ hen suyễn và các rối loạn hô hấp khác.