Bạn đã bao giờ trải qua tình trạng đau đột ngột xuất hiện, buốt nhói, như thể từ trên trời rơi xuống? Đó hoàn toàn có thể là một cơn đau cấp tính! Vậy đau cấp tính là gì, cần xử lý như thế nào khi gặp phải, các bạn hãy cùng tìm hiểu trong nội dung được chia sẻ dưới đây nhé.
Đau cấp tính là gì ?
Đau cấp tính là một thuật ngữ được dùng để miêu tả các cơn đau bất chợt xuất hiện. Nó có thể dữ dội hoặc âm ỉ, thoảng qua một lúc hoặc kéo dài hàng tháng.
Đâu cấp tính là dấu hiệu báo cho chúng ta biết cơ thể đang bị tổn thương. Đây là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể với những bất loại từ các loại hóa chất, kích thích hoặc cơ học. Ví dụ: Tiếp xúc trực tiếp với axit, bỏng lửa, chấn thương do tai nạn xe cộ, té ngã, hoặc khi tham gia giao thông… Cơ thể sẽ báo động cho chúng ta biết về tổn thương thông qua những cơn đau cấp tính. Ngoài ra, đau cũng có thể xuất hiện ở những người bệnh sau phãu thuật, mắc các bệnh viêm khớp cấp, gút, viêm ruột thừa cấp…
Những ngộ nhận về tình trạng đau cấp tính
Do tính chất bất thường của mình mà có những ngộ nhận về tình trạng đau cấp tính:
- Đau cấp tính sẽ qua rất nhanh: Một số người cho rằng cơn đau cấp tính thường chỉ thoáng qua và không thể kéo dài hơn 1 tháng. Nhưng theo Hiệp hội Quốc tế Nghiên cứu về cơn đau (ISAP) thì các cơn đau kéo dài trên 3 tháng mới được xếp vào đau mãn tính. Như vậy, đau ít hơn 3 tháng vẫn là cấp tính.
- Đau cấp tính chỉ có hại cho cơ thể: Trên thực tế, nó là một phản ứng rất quan trọng của cơ thể, mang ý nghĩa sinh tồn, cảnh bảo cho chúng ta về sự tổn thương cũng như các tác nhân gây hại cho cơ thể. Hãy thử tưởng tượng bạn bị viêm ruột thừa cấp nhưng lại hoàn toàn không cảm thấy gì. Sau đó túi thừa vở ra và gây nhiễm trùng từ bên trong.
- Đau cấp tính nhiều – ít tùy thuộc vào mức độ tổn thương: Thực ra thái độ, tính cách, niềm tin của mỗi cá nhân sẽ có ảnh hưởng lớn đến cảm nhận tức thì của họ về cơn đau chợt đến. Các nhà nghiên cứu nhận thấy binh lính thường ít có nhu cầu về thuốc giảm đau hơn so với những dân thường.
- Đau cấp tính dữ dội sẽ khó chữa khỏi: Hầu hết cơn đau cấp tính được kiểm soát sau một thời gian nhất định, khi được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị đúng cách.
- Đau cấp tính sẽ nhanh khỏi: Trên thực tế nếu không được phát hiện kịp thời và kiểm soát đúng cách thì từ cấp tính sẽ chuyển hóa thành đau mãn tính. Đau mãn tính gây khó chịu nhiều hơn, thường không biến mất cho dù đã được áp dụng các phương pháp điều trị y tế. Đó có thể là biểu hiện của các bệnh lý như viêm khớp, ung thư, nhiễm trùng… Và người bệnh có thể bị đau trong nhiều tháng, nhiều năm.
Đau cấp tính có nguy hiểm không ?
Những loại đau cấp tính phổ biến nhất gồm: Đau bụng, biêm ruột thừa, đau lưng, đau do vết cắn và chích của côn trùng và động vật, áp xe, đau ngực, đau họng do thời tiết lạnh, táo bón, đau tai, bệnh gút, đâu đầu, loét miệng, đau sau phẫu thuật, đau bụng kinh, zona, đau vai, viêm xoang, đau họng, căng cơ, bong gân, viêm gân…
Các triệu chứng kèm theo đau cấp tính là: Mệt mỏi, co cơ, tê nhức, mất ngủ, giảm cân, lo lắng, các triệu chứng tương tự như cảm củm (sốt, ớn lạnh, ho, đau họng)…
Nên làm gì khi bị đau cấp tính?
Khi bị đau bạn nên tới bệnh viện khám để được các bác sĩ tiến hành các biện pháp giảm đau, đồng thời xác định nguyên nhân cụ thể, tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.
Các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp, như thuốc giảm đau, các loại thuốc kèm theo như: Thuốc nhuận tràng, giảm buồn nôn, và bảo vệ dạ dày khỏi các tác dụng phụ của việc dùng thuốc.
Tùy thuộc vào nguyên nhân các bác sĩ có thể dề xuất các biện pháp khác như: Vận động trị liệu, vật lý trị liệu, yoga, massage bấm huyệt, chườm nóng, chườm lạnh, châm cứu, hoặc sử dụng các loại giường kéo giãn, ghế massage.