Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta rất dễ gặp một số bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón hay ợ nóng… Vậy làm thế nào để có thể phòng tránh và xử lý các bệnh tiêu hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống? Câu trả lời sẽ được đề cập trong nội dung bài viết sau đây.
Vai trò của đường tiêu hóa và một số bệnh tiêu hóa thường gặp
Hệ thống tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng, nó làm nhiệm vụ nghiền nát và nhào trộn thức ăn. Quá trình này giúp cơ thể hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết từ thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa còn có tác dụng hỗ trợ loại bỏ các chất thải ra ngoài.
Các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa hoàn chỉnh: Miệng; Thực quản; Gan; Dạ dày; Túi mật; Ruột non và ruột già; Tuyến tụy; Hậu môn và trực tràng.
Khi hệ tiêu hóa gặp bất kỳ vấn đề rối loạn hoặc bất thường, lúc này cơ thể con người sẽ có phản ứng ngay bằng các dấu hiệu gây khó chịu.
Những bất thường xảy ra phổ biến ở hệ tiêu hóa bao gồm:
- Tình trạng táo bón;
- Mắc tiêu chảy;
- Ợ hơi hoặc ợ nóng do bị trào ngược axit;
- Cảm thấy buồn nôn và bị nôn;
- Mắc hội chứng ruột kích thích…
Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, thông thườngchỉ cần thay đổi lối sống là đã có thể phòng tránh hiệu quả các vấn đề rối loạn tiêu hóa trong cuộc sống hàng ngày.
Phòng tránh hiệu quả những bệnh liên quan tới đường tiêu hóa
Chia nhỏ bữa ăn
Phương pháp này rất hiệu quả và được rất nhiều người áp dụng, đặc biệt là những người đang thực hiện chế độ giảm cân. Chia nhỏ bữa ăn thành những phần ăn nhiều hơn 3 bữa mỗi ngày. Cách này sẽ có tác dụng giúp tăng cường trao đổi chất, đồng thời tránh được việc chúng ta ăn quá nhiều thức ăn. Ngoài ra, cách chia nhỏ bữa ăn còn có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các vấn để liên quan tới rối loạn tiêu hóa.
Khi ăn thức ăn, nếu chúng ta ăn một bữa lớn sẽ làm hệ thống tiêu hóa bị quá tải, đồng thời không thể phát huy đầy đủ chức năng đểxử lý hết khối lượng thực phẩm nạp vào. Điều này cũng sẽ khiến dạ dày quá tải và gâyra chứng ợ nóng do axit đi ngược từ dạ dày vào thực quản. Trong một số trường hợp còn có thể gây buồn nôn, thậm chí là nôn mửa.Vì vậy, việc chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa mỗi ngày sẽ có tác dụng bảo vệ sức khỏe cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, cần lưu ý đảm bảo mỗi bữa ăn sẽ có đầy đủ hỗn hợp carbonhydrat, protein và chất béo có lợi cho cơ thể.
Tham khảo thực đơn cho các bữa ăn hàng ngày: Bánh quy lúa mì nguyên chất ăn kèm bơ đậu phộng; Sandwich ăn với cá ngừ; Sữa chua trộn trái cây tươi… Lưu ý không nên nằm xuống ngay sau khi ăn để tránh nguy cơ gây ợ nóng và buồn nôn.
Ăn nhiều chất xơ
Chất xơ rất cần thiết cho cơ thể, nó không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm cân mà còn tốt cho sức khỏe tim mạch và cũng rất thân thiện với hệ tiêu hóa. Chất xơ rất phong phú trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật tự nhiên như rau, củ, trái cây.
Vai trò của chất xơ hòa tan là một dạng gel đem lại cảm giác no, đối với chất xơ không hòa tan sẽ có tác dụng cung cấp nước vào phân để làm mềm phân.
Bổ sung cho cơ thể lượng chất xơ hàng ngày theo khuyến cáo của chuyên gia y tế: Những người trong độ tuổi < 50 tuổi: Nam giới cần bổ sung 38gram và phụ nữ là 25 gram. Nhóm người > 50 tuổi: Nam giới sẽ cần khoảng 30 gram, phu nữ là 21 gram.
Các loại thực phẩm chứa lượng chất xơ dồi dào: Các loại trái cây; Rau xanh; Các loại đậu và ngũ cốc.
Uống nhiều nước
Nước có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với cơ thể con người. Nó giúp làm sạch toàn bộ hê thống để hỗ trợ tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Đặc biệt, nước còn làm mềm phân để ngăn ngừa táo bón.
Ngoài ra, nước cũng hỗ trợ đắc lực trong quá trình cơ thể làm nhiệm vụ phân hủy thức ăn, giúp hệ tiêu hóa hấp thu dinh dưỡng hiệu quả. Vì vậy, mỗi ngày chúng ta nên tập thói quen uống khoảng 8 ly nước lọc nhưng cần chú ý hạn chế đồ uống có đường để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa.
Ngoài các biện pháp trên thì để chăm sóc tốt hơn cho hệ tiêu hóa các bạn nên chú trọng việc luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để chăm sóc sức khỏe tổng thể. Massage xoa bóp, sử dụng ghế massage cũng là cách giúp cơ thể thư giãn, tinh thần thoải mái, góp phần cải thiện tiêu hóa, ăn ngon miệng hơn.
Đi khám khi cần thiết
Đối với những trường hợp mắc bệnh tiêu hóa, mặc dù đã điều chỉnh lối sống theo cách đơn thuần nhưng vẫn không cải thiện tình trạng, tốt nhất hãy tới bệnh viện để kiểm tra.
Một số dấu hiệu về bệnh tiêu hóa cần tới sự chăm sóc y tế như:
- Tình trạng trào ngược axit;
- Trường hợp không dung nạp gluten;
- Người bệnh bị viêm ruột từng vùng;
- Người bị viêm hoặc loét đại tràng;
- Bị sỏi mật;
- Mắc hội chứng ruột kích thích;
- Trường hợp bị nhiễm virus nặng hoặc ký sinh trùng.
Những trường hợp kể trên cần được bác sĩ thăm khám và điều trị tích cực. Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý nếu có biểu hiện đau bụng dữ dội, đi đại tiện ra máu hoặc giảm cân không rõ nguyên do, cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.