Đau lưng trên là tình trạng đau nhức, khó chịu tại vùng lưng trên và giữa. Nó khiến cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.
Nguyên nhân gây đau lưng trên?
Cấu tạo vùng lưng gồm có nhiều xương nhỏ, cơ và mô mềm bao xung quanh để bảo vệ cho cột sống. Tình trạng đau lưng trên có thể xảy ra do áp lực, căng cơ hoặc bị chấn thương. Cụ thể:
- Do bị căng giãn cơ quá mức
- Bong gân dây chằng
- Các mô bị hao mòn một cách từ từ
- Chấn thương gãy xương đốt sống
- Do chèn ép dây thần kinh
- Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống
- Mất cân bằng tại các cơ hỗ trợ cột sống
- Ngồi lâu trong thời gian dài
- Tư thế làm việc, ngồi, đứng không đúng
- Tác động của quá trình thoái hóa khớp
- Các vấn đề về bệnh lý túi mật sỏi mật
Trong một số ít trường hợp, đau lưng liên quan đến nhiễm trùng cột sống, tim, phổi, ung thư… Đây đề là những vấn đề nghiêm trọng.
* Yếu tố nguy cơ
Những yếu tố làm tăng nguy cơ đau lưng trên gồm:
- Tuổi tác: Những người từ trung tuổi trở lên có nguy cơ bị đau lưng nhiều hơn.
- Cơ thể không khỏe: Khi các cơ tại lưng, vai, bụng suy yếu thì nguy cơ bị tổn thương tại các khu vực này sẽ càng cao.
- Trọng lượng cơ thể: Thừa cân, béo phì khiến cho các cơ ở lưng bị căng ra.
- Hút thuốc lá: Một trong những vấn đề sức khỏe của thuốc là là gây ra những cơn ho, khiến tăng cơ lưng, gây đau. Thuốc lá cũng làm trầm trọng thêm các cơ ho, đau lưng càng lâu hết.
Triệu chứng đau lưng trên
Cường độ và thời gian cơn đau lưng ở mỗi người là khác nhau tùy theo nguyên nhân.
Tình trạng bị kích thích và tổn thương tại các mô mềm có thể gây ra các vấn đề như: Đau nhói, co thắt cơ, yếu hoặc mệt mỏi.
Kích thích các dây thần kinh có thể xuất hiện các cảm giác: Nóng như lửa đốt tại các khu vực bị tổn thương, cảm giác đau, tê bì, yếu ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Các trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện: Yếu ớt ở cánh tay hoặc chân; Tê hoặc đau nhiều ở cánh tay, chân, ngực và vùng bụng; Mất kiểm soát bàng quang, ruột.
Nếu xuất hiện các cơn đau dữ dội khiến cho bạn không thể tiến hành các công việc hàng ngày, hoặc sốt, đau sau khi gặp tai nạn, vấp ngã, chấn thương thể thao… hãy nhanh chóng tới bác sĩ.
Chẩn đoán và điều trị đau lưng trên
Chẩn đoán đau lưng trên
Để chấn đoán tình trạng đau lưng trên, đầu tiên các bác sĩ sẻ hỏi về các triệu chứng, bệnh sử của người bệnh. Bên cạnh đó cung tiến hành các kiểm tra về thể chất như đánh giá cơ bắp, cột sống, sức mạnh, cảm giác cũng như phản xạ của các cơ, tính linh hoạt.
Các xét nghiệm hình ảnh như X-quang, chụp CT, MRI cũng được thực hiện để có thể đánh giá chính xác mức độ tổn thương.
Điều trị đau lưng trên
Trị dứt bệnh lý gây đau: Nếu đo do chấn thương xương, viêm khớp các bác sĩ sẽ hướng đến việc kiểm soát tốt bệnh. Các cơn đau sẽ biến mất sau khi khu vực tổn thương được điều trị và phục hồi.
Điều chỉnh hoạt động: Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian đau sẽ không giúp cải thiện tình trạng. Bạn nên nghỉ ngơi 1 2 ngày nếu đau nhiều, sau đó nên bắt tay vào quá trình tập phục hồi chức năng.
Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát sự khó chịu gồm: Thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ.
Vật lý trị liệu: Thường được sử dụng nếu cơn đau ảnh hưởng tới công việc hàng ngày, hoặc cơn đau tái phát. Các bài tập kéo giãn và tăng cương sức mạnh có sẽ được hướng dẫn cụ thể cho người bệnh. Phương pháp này gồm nhiều kĩ thuật khác nhau như: Vận động trị liệu, chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, siêu âm…
Các phương pháp thay thế: Các phương pháp điều trị thay thế có tác dụng giảm căng thẳng hoặc đau trong thời gian hồi phục; Bao gồm: Châm cứu, bấm huyệt, chỉnh nắn xương, massage trị liệu hoặc sử dụng ghế massage tại nhà.
Phòng ngừa đau lưng trên
Để phòng ngừa và giảm đau lưng các bạn nên áp dụng các chỉ dẫn sau:
- Tập thể dục thường xuyên để các cơ bắp trở nên mạnh mẽ, linh hoạt hơn.
- Tránh đứng lâu, ngồi nhiều trong thời gian dài. Nếu do tính chất công việc thì sau mỗi 1 – 2 tiếng bạn nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng, mát xa thư giãn trong 5 – 10 phút.
- Giữ tư thế đúng khi ngồi, đứng, mang vác vật nặng để giảm áp lực lên cột sống.
Trên đây là một số chia sẻ giúp các bạn hiểu hơn về Hiểu về tình trạng đau lưng trên. Mong rằng qua các thông tin trong bài viết các bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị đau lưng, từ đó chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn !