Cách sơ cứu khi bị gãy xương

Gãy xương là chấn thương có thể gặp phải gặp trong đời sống hàng ngày. Chấn thương gãy xương xảy ra có thể do tai nạn giao thông, do tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn trong lao động, cũng có thể do tai nạn trong luyện tập thể thao… Khi bị gãy xương, nếu được sơ cứu đúng cách và kịp thời sẽ hạn chế được các tổn thương nghiêm trọng có thể xảy ra.

Cách sơ cứu cho người bị gãy xương cột sống cổ

Chấn thương cột sống cổ thường xảy ra do tai nạn lao động, tai nạn giao thông và để lại hậu quả nặng nề, có thể gây ra liệt vận động, thậm chí tử vong. Có khoảng 70% người bị tai nạn giao thông bị chấn thương cổ và cột sống. Những trường hợp này, nếu không được sơ cứu tại chỗ đúng cách, nạn nhân có thể bị nguy kịch.

Cần sơ cứu cho người bị chấn thương cột sống cổ như sau:

- Hãy đỡ đầu và cổ nạn nhân, không để nạn nhân cố vận động. Giải phóng các vật cản như xe, mũ bảo hiểm… ra khỏi nạn nhân. Trong lúc chờ xe cấp cứu tới, hãy nới rộng cổ áo và lót một vòng đệm quanh cổ cho nạn nhân.

- Gọi cấp cứu 115.

sơ cứu khi bị gãy xương

- Đặt nạn nhân nằm ngửa, để chân và tay duỗi thẳng, không để cổ nạn nhân bị gập, sau đó kiểm tra mạch tim, mạch cổ và tình trạng sức khỏe của nạn nhân để sẵn sàng vận chuyển nạn nhân vào viện.

- Cột sống cổ của nạn nhân cần được cố định, sao cho cột sống thẳng với trục cơ thể, có thể dùng vật chèn hai bên khi nạn nhân nằm.

- Kiểm tra các vết thương, nếu có vết thương chảy máu, cần được cầm máu ngay bằng băng ép như dùng sợi dây hoặc quần áo. Trường hợp nạn nhân bị chảy máu ở đầu, hãy đảm bảo luôn giữ đầu của nạn nhân được cố định và quấn băng quanh đầu để cầm máu.

- Nếu nạn nhân bị gãy xương đùi, xương cẳng tay… cần dùng nẹp để cố định xương giúp giảm đau cho nạn nhân.

- Dùng xe cứu thương hoặc xe ô tô để đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không chở nạn nhân bằng xe máy. Trong suốt quá trình vận chuyển, hãy giữ cho đầu của nạn nhân luôn thẳng với trục cơ thể.

Lưu ý, khi dịch chuyển cần giữ người nạn nhân theo một trục thẳng. Cần ít nhất 6 người hỗ trợ dịch chuyển nạn nhân: 1 người giữ phần đầu, 1 người giữ chân và 4 người giữ hai bên lưng. Tất cả phải cùng di chuyển một lúc để cột sống, đầu, cổ của nạn nhân luôn theo một trục thẳng, để tránh các chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra.

cách sơ cứu khi bị gãy xương

Sơ cứu cho người bị chấn thương cột sống lưng

Khi bị chấn thương cột sống, nạn nhân có thể bị gãy hoàn toàn các đốt sống, bị rách dây chằng đĩa đệm, khi cột sống bị tác động mạnh có thể gây đứt và vỡ dây chằng đĩa đệm. Khi vùng thắt lưng bị chấn thương dễ dẫn tới ổ bụng bị chảy máu, thủng tạng, niệu quản bị tổn thương, tổn thương cả bàng quang, gan, lá lách…

Cách sơ cứu người bị chấn thương cột sống, đầu tiên các bạn lựa một tấm ván cứng có chiều dài khoảng bằng cơ thể nạn nhân và đặt nạn nhân nằm lên trên, khi nâng nạn nhân lên cần đảm bảo phần cột sống của nạn nhân không bị xoắn hoặc gấp góc. Cố định đầu và thân của nạn nhân vào cáng, đồng thời dùng vải buộc hai chân nạn nhân lại. Vận chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất, trong quá trình vận chuyển không để người của nạn nhân bị dịch chuyển hoặc bị nghiêng.

Ngay trong quá trình đưa tới bệnh viện nếu nạn nhân bị chảy nhiều máu hoặc xuất hiện dấu hiệu bị sốc, cần cho nạn nhân dùng thuốc giảm đau, truyền dịch và cho thở oxy. Sơ cứu trong giai đoạn ban đầu là rất quan trọng, vì vậy trước khi đưa nạn nhân tới bệnh viện hãy sơ cứu cho nạn nhân đúng cách và kịp thời.

Nguyên tắc cơ bản nhất khi sơ cứu người bị gãy xương là cần phải cầm máu bên ngoài, cho nạn nhân nằm bất động và giảm sốc kịp thời. Như vậy mới tránh được các biến chứng gây liệt hoặc nguy hiểm tới tính mạng của nạn nhân.

Sơ cứu cho người bị gãy khung chậu

Khung chậu có hình dạng giống như một cái chậu, nó là vùng thắt ở giữa gồm 2 xương chậu, xương cùng và xương cụt. Xương chậu là xương xốp vì vậy nếu bị gãy vùng xương này sẽ gây chảy máu rất nhiều, nạn nhân dễ bị sốc, nội tạng bị tổn thương, dễ gây tai biến, trường hợp xấu nhất có thể dẫn tới tử vong.

Để sơ cứu người bị gãy xương chậu, các bạn cho nạn nhân nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân, dùng vật mềm như chăn, gối mỏng kê bên dưới gối của nạn nhân. Dùng hai vòng băng to bản buộc khung chậu lại, dùng băng số 8 băng quanh mắt cá chân và bàn chân, một băng rộng quấn quanh đầu gối của nạn nhân. Để nạn nhân nằm bất động, xử lý giảm đau, chống sốc sau đó đưa nạn nhân lên cáng cứng và vận chuyển tới bệnh viện gần nhất để điều trị.

Sơ cứu cho người bị gãy xương chân, xương tay

- Trường hợp nạn nhân bị tai nạn và chảy máu hãy dùng băng vô trùng hoặc vải sạch quấn chặt lên chấn thương.

- Cố định chắc vùng bị chấn thương nếu nghi ngờ nạn nhân bị gãy xương tay hoặc gãy xương chân. Hãy cố định vùng bị gãy bằng nẹp hoặc băng vải, nếu là gãy tay hãy cho nạn nhân đeo băng vải trước ngực.

- Sử dụng phương pháp chườm lạnh bằng cách bỏ đá lạnh vào miếng vải sạch để chườm vào vùng chấn thương cho nạn nhân, cứ khoảng 10 phút chườm một lần.

Người bị gãy xương có thể sử dụng liệu pháp nhiệt nóng để giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng cường trao đổi chất và đảm bảo cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là hệ xương. Tuy nhiên việc sử dụng nhiệt hồng ngoại trên các ghế massage cần lưu ý, vì ngoài chế độ nhiệt, ghế massage hiện đại còn được trang bị nhiều tính năng khác, việc tác động không đúng cách có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh.

Trên đây là một số cách sơ cứu cho người bị gãy xương từ Okasa. Các bạn hãy tham khảo và đảm bảo sơ cứu đúng cách, kịp thời cho nạn nhân để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra nhé.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết u cột sống

Hiện nay, hầu hết các trường hợp u cột sống nguyên phát đều chưa xác định rõ nguyên nhân. Một số loại u được cho là do ...

Phân biệt căng cơ & bong gân, cách xử lý

Bong gân và căng cơ đều là chấn thương và nó có các triệu chứng gần giống nhau, vì thế cách sơ cứu và phương pháp chữa ...

Thế nào là bong gân cổ chân?

Khi các dây chằng vùng cổ chân bị chấn thương đó chính là tình trạng bị bong gân cổ chân. Thông thường mắt cá phía ...

Những bệnh thường gặp ở cơ hoành

Cơ hoành có vai trò quan trọng trong cơ thể con người, đây là cơ chủ yếu của hệ hô hấp, đồng thời cũng là vùng xuất ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...