Bong gân và căng cơ đều là chấn thương và nó có các triệu chứng gần giống nhau, vì thế cách sơ cứu và phương pháp chữa bong gân, căng cơ cũng tương tự như nhau. Trong bài viết này các bạn hãy cùng Okasa tìm hiểu thế nào là bong gân và căng cơ? Cách sơ cứu khi bị bong gân, căng cơ nhé.
Bong gân, căng cơ là gì ?
- Bong gân là tình trạng chấn thương các dây chằng - mô khớp nối giữa hai hoặc nhiều xương với nhau. Khi bị bong gân, sẽ khiến một hoặc nhiều dây chằng giãn hoặc bị rách. Cổ chân là nơi dễ bị bong gân nhất, thỉnh thoảng bong gân cũng có thể xảy ra ở cổ tay.
- Căng cơ là hiện tượng các cơ bị căng giãn vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ. Cổ tay, cổ chân, thắt lưng, cổ, cơ bụng chân và cơ đùi… là những nơi dễ bị căng cơ nhất.
Nhận biết tình trạng bị bong gân và căng cơ
Bong gân có các triệu chứng thường gặp là: Vùng khớp bị bong gân có vết bầm tím, đau, sưng, không thể cử động được. Những trường hợp bị bong gân có thể bị mức độ nhẹ, cũng có thể bị nặng hoặc rất nặng.
Căng cơ có một số dậu hiệu nhận biết như: Cơ bị co thắt, yếu, sưng, khó cử động, chuột rút. Nếu trường hợp căng cơ ở mức độ nặng như tức cơ hoặc đứt gân thì người bệnh sẽ rất đau đớn và không cử động được.
Cách sơ cứu khi bị bong gân và căng cơ
Khi bị bong gân và căng cơ, người bệnh nên dừng cử động, đồng thời trong vòng 48 giờ hãy thực hiện các cách sơ cứu sau:
- Nghỉ ngơi: Người bệnh cần để vùng bị thương được nghỉ ngơi hoàn toàn tới khi cơn đau giảm.
- Dùng phương pháp chườm lạnh: Hãy ngay lập tức chườm lạnh lên vùng bị thương, mỗi ngày chườm từ 4 – 8 lần và mỗi lần khoảng 10 – 15 phút, như vậy sẽ giúp chấn thương giảm sưng. Chườm lạnh khoảng hai ngày, sau đó hãy ngâm vùng bị chấn thương vào nước ấm.
- Khớp chấn thương cần được cố định: Sử dụng băng vải hoặc băng thun để băng vùng bị bong gân hoặc bị căng cơ lại trong khoảng 2 ngày để giảm sưng. Lưu ý: không nên băng quá chặt.
- Nâng cao vùng bị thương: Hãy kê hoặc nâng cao vùng bị chấn thương so với tim, như vậy sẽ giúp giảm tình trạng sưng phù.
Trường hợp bong gân hoặc căng cơ cần đi khám
Khi bị bong gân và căng cơ, nếu xuất hiện các dấu hiệu sau, người bệnh sẽ cần phải có sự hỗ trợ của y tế:
- Vùng bị thương cảm thấy đau nhiều, nhất là khi chạm vào hoặc khi cử động.
- Vùng chấn thương bị bầm tím ngày càng tăng.
- Người bệnh cảm thấy tê ở vùng bị chấn thương.
- Có dấu hiệu xuất hiện nhiễm trùng ở chỗ bị bong gân và căng cơ.
- Có hiện tượng biến dạng hoặc cong phần xương khớp nơi bị chấn thương.
- Tình trạng đau kéo dài…
Những sai lầm khi chữa bong gân, căng cơ
- Khi bị tổn thương dây chằng, tuyệt đối không dùng các chất gây nóng tại chỗ.Vì thế, khi bị bong gân mà dùng rượu hoặc cao nóng xoa vào vùng bị tổn thương, hoặc sử dụng chế độ nhiệt nóng trị liệu trên các ghế massage là sai lầm nghiêm trọng vì nó sẽ khiến vùng tổn thương bị chảy máu nhiều hơn.
Đồng thời chườm nóng, xoa dầu, rượu vào vùng chấn thương dây chằng có thể khiến dây chằng bị chai xơ, mất độ đàn hồi, dây chằng sẽ bị yếu, thậm chí khi cử động mạnh sẽ có thể bị chấn thương trở lại.
- Khi bị bong gân, căng cơ cần phải làm lạnh tại chỗ, nếu xoa dầu nóng hoặc rượu thuốc vào dây chằng tổn thương có thể sẽ khiến khớp bị cứng và gây teo cơ.
- Khi bị căng cơ không nên chơi bất cứ loại hình thể thao nào, bởi vì ở giai đoạn này, nếu vận động mạnh sẽ không tốt cho gân cơ.
- Trường hợp bị tổn thương gân cơ khi chơi thể thao thường là khi bạn đang chơi với tất cả khả năng của mình. Vì thế sau thời gian bị chấn thương, bạn cần điều chỉnh thể lực, giảm khối lượng tập để cơ thể có thời gian được nghỉ ngơi.
Thông thường, khi bị tổn thương gân cơ ở mức độ nhẹ, sau khoảng 2 – 3 ngày điều trị là có thể hồi phục hoàn toàn chấn thương. Lúc này người bệnh có thể luyện tập nhẹ nhàng, sau đó mới tăng dần.
Nếu là chấn thương nặng, cơn đau kéo dài khoảng vài tuần thì người bệnh cần đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa bong gân, căng cơ
- Trước khi chơi thể thao hoặc thực hiện các hoạt động thể lực khác, hãy khởi động kỹ càng. Nếu có điều kiện bạn nên thự hiện sport massage – massage thể thao trươc và sau khi luyện tập cũng như thi đấu.
- Chọn và mang giày thể thao đúng chủng loại, đúng kích cỡ với chân mình.
- Khi bước hoặc chạy trên nền mấp mô cần lưu ý tránh vấp ngã.
- Khi vùng khớp cổ chân xuất hiện cơn đau, hãy giảm hoặc dừng vận động.
- Tránh tình trạng bong gân, căng cơ tái đi tái lại sẽ trở thành mãn tính.
- Khi bị bong gân, căng cơ cần phải phục hồi hoàn toàn để tránh tái diễn nhiều lần.
- Cần tránh các hoạt động dễ làm cho bong gân mãn tính như: chơi môn thể thao dễ bị vặn xoắn cổ chân, chạy nhảy trên nền mấp mô…
Trên đây là một số chia sẻ từ ghế massage Okasa về cách phương pháp biệt căng cơ & bong gân, cách xử lý. Đây là những chấn thương hay xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh cần lưu ý sơ cứu đúng cách, như vậy mới tránh được các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra!