Khi nói tới Đông Y, không thể bỏ qua Y học cổ truyền Trung Quốc. Bởi vì, đây là một trong những nền y học đầu tiên của phương Đông có niên đại từ hàng ngàn năm trước công nguyên. Y học cổ truyền Trung Quốc với các phương pháp trị liệu như bấm huyệt, châm cứu, thực dưỡng, thảo dược… được áp dụng trong điều trị, hồi phục và chăm sóc sức khỏe đem lại kết quả đáng ngạc nhiên.
Nguyên lý cơ bản y học cổ truyền Trung Quốc
Nền tảng lý thuyết về y học ở Trung Quốc đã được hình thành từ hàng ngàn năm trước công nguyên. Y học cổ truyền Trung Quốc đã trải qua quá trình phát triển và đúc kết không ngừng để có được nền tảng và sự hoàn thiện.
Y học cổ truyền Trung Hoa bắt nguồn từ 2 lý thuyết chính, đó là: Thuyết âm dương và Thuyết về khí.
Thuyết âm – dương trong Đạo giáo
Trong y học Trung Hoa, theo thuyết âm – dương, cơ thể của một con người sẽ có ngũ quan, nó luôn được 2 luồng năng lượng âm – dương chi phối. Trong đó, cơ thể người chỉ khỏe mạnh khi 2 luồng năng lượng này có sự hài hòa. Mặc dù là đối nghịch, song vai trò của 2 luồng năng lượng âm – dương luôn bổ sung và sự hỗ trợ để ta ra sự cân bằng cho cơ thể.
Thuyết năng lượng về khí trong cơ thể
Thuyết năng lượng trong y học Trung Hoa cho rằng, trong cơ thể con người luôn tồn tại những dòng chảy năng lượng, đó là các đường kinh mạch giúp khí huyết lưu thông.
Khi cơ thể có sự bất thường kể cả về tinh thần hay thể xác sẽ đồng nghĩa với việc khí huyết đang bị tắc nghẽn hoặc kém lưu thông. Vì thế, cần tác động tới các vị trí huyệt đạo để đả thông và ổn định dòng chảy khí huyết.
Y học cổ truyền Trung Quốc sẽ vận dụng đồng thời cả hai lý thuyết này để điều trị bệnh bằng cách lấy lại sự cân bằng âm dương và ổn định dòng chảy của năng lượng.
Các phương thức trị liệu trong Y học cổ truyền Trung Hoa
Trong y học cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều phương thức trị liệu khác nhau. Thông thường, khi khám bệnh, bước đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra sắc mặt, mạch tượng, vân lưỡi, da, móng tay hoặc móng chân…của người bệnh để đưa ra các chẩn đoán về tình trạng bệnh lý.
Có thể nói, trong y học cổ truyền Trung Hoa, giai đoạn khám bệnh có vai trò vô cùng quan trọng, bác sĩ thường rất cẩn trọng để xác định đúng mức độ của bệnh lý. Ngoài ra, bác sĩ còn tìm nguyên nhân gây bệnh để thuận tiện hơn cho phương pháp trị liệu.
Một số phương pháp trị liệu trong đông y Trung Hoa
- Phương pháp châm cứu: Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ như kim châm, điếu ngải,… để thực hiện các kỹ thuật tác động vào huyệt vị để trị liệu.
- Bấm huyệt: Bác sĩ sẽ sử dụng các động tác tay để xoa bóp và day ấn lên các huyệt đạo của người bệnh. Phương pháp này giúp đả thông kinh mạch và điều hòa khí huyết.
- Chế độ thực dưỡng: Các kiến thức y học được vận dụng vào ẩm thực, mục đích nhằm sử dụng các món ăn giúp tăng cường sức khỏe, dưỡng khí bổ huyết…
- Phương pháp sử dụng thảo dược để trị bệnh.
- Giác hơi: Là một phương pháp đặc biệt, sử dụng giác hút để hút máu độc và độc tố tích tụ ra khỏi cơ thể bằng.
- Tập khí công: Phương pháp này có tác dụng điều hòa sức khỏe, ổn định tâm thái vàgiúp người bệnh duy trì năng lượng sống. Tuy nhiên, trong các phương pháp trị liệu của y học cổ truyền Trung Hoa thì bấm huyệt châm cứu là nổi bật hơn cả.
Ưu điểm của châm cứu bấm huyệt là tác dụng nhanh, hiệu quả điều trị rõ rệt. Châm cứu bấm huyệt trở thành phương pháp trị liệu phổ biến và được nhiều người bệnh lựa chọn.
Thực hiện bấm huyệt châm cứu trong y học cổ truyền Trung Hoa
Phương pháp bấm huyệt
Để thực hiện bấm huyệt, bác sĩ sẽ dùng lực ở đầu ngòn tay và bàn tay điều chỉnh lực để ấn lên các huyệt đạo quan trọng. Bấm huyệt đem lại tác dụng giúp điều hòa và ổn định khí huyết trong cơ thể, đả thông những điểm tắc nghẽn.
Phương pháp bấm huyệt sẽ rất hiệu quả đối với trường hợp người bệnh bị đau mỏi thường xuyên, sức khỏe yếu, chán ăn, kém ngủ…
Phương pháp châm cứu
Bác sĩ sử dụng các loại kim đặc biệt để châm vào các huyệt vị của người bệnh. Tiếp theo là cứu, bác sĩ sử dụng viên ngải được điều chế từ ngải cứu để đốt và xông hơi cho những huyệt vị đã châm.
Châm cứu đem đến tác dụng chữa trị bệnh mau lành hơn không chỉ đối với các bệnh lý cấp tính mà còn rất hiệu quả với những bệnh mãn tính.
Y học cổ truyền Trung Hoa với cách trị liệu tập trung vào chữa trị từ căn nguyên của bệnh. Vì thế, thời gian điều trị có thể lâu hơn so với các phương pháp Tây y hiện đại nhưng hiệu quả của nó lâu dài. Phương pháp trị bệnh của đông y Trung Hoa không chỉ đem lại hiệu quả chữa trị bệnh mà còn giúp cơ thể người bệnh phục hồi toàn diện.