Chấn thương thường gặp khi thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao là điều cần thiết vì nó giúp chúng ta có được một sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, khi luyện tập nếu không chú ý và chọn sai bài tập, không khởi động trước khi tập hoặc tập sai kỹ thuật… sẽ có thể gây ra những chấn thương và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Những dạng chấn thương thường gặp trong thể thao 

Tình trạng căng cơ

Đây là chấn thương xảy ra phổ biến nhất trong thể thao, căng cơ khiến cho cơ hoặc gân bị căng giãn quá mức hoặc bị rách. Căng cơ thường xảy ra ở các vị trí như cơ đùi sau, cơ đùi trước, cơ háng, cơ bắp chân, cơ bả vai và cơ lưng.

- Triệu chứng căng cơ: Xuất hiện tình trạng sưng; Người bệnh cảm thấy đau nhức và khó cử động tại vùng chấn thương. Trường hợp cơ bị căng nhẹ thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày sẽ hết. Nếu căng cơ nặng, cơn đau có thể xảy ra trong nhiều ngày khiến người bệnh vận động khó khăn.

- Cách xử trí khi bị căng cơ: Người bệnh chườm lạnh lên vùng chấn thương và dùng băng ép lại. Đối với trường hợp bị đau nhiều có thể sử dụng thuốc giảm đau. Nếu đã xử lý mà các triệu chứng căng cơ không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh nên đi khám để được tư vấn và điều trị.

Chấn thương thường gặp khi thể dục thể thao

Chấn thương làm bong gân

Bong gân là tình trạng dây chằng bị chấn thương, có thể là một hoặc nhiều dây chằng đã bị giãn hoặc bị rách.

- Nguyên nhân gây bong gân: Do vận động quá mức làm ảnh hưởng tới xương khớp. Bong gân thường xảy ra ở cổ chân khi bàn chân quay vào trong khiến dây chằng phía ngoài mắt cá chân đã bị giãn căng quá mức. Tình trạng bong gân không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận động hàng ngày và sức khỏe người bệnh.

- Triệu chứng bong gân: Dấu hiệu đặc trưng nhất đó là tình trạng sưng tím; Vị trí dây chằng bị tổn thương có dấu hiệu tụ máu; Dùng tay ấn vào vùng chấn thương sẽ thấy đau; Người bệnh cảm thấy rất khó chịu do bị hạn chế vận động tại vùng bị tổn thương. 

- Cách xử lý: Người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được bác sĩ đánh giá đúng mức độ chấn thương và có hướng chữa trị phù hợp.

=> Lưu ý: Khi bị bong gân, người bệnh nên hạn chế vận động và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo tính linh hoạt, dẻo dai của dây chằng.

Chấn thương thường gặp khi thể dục thể thao

Bị chấn thương ở đầu gối

Chấn thương rách dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước có vai trò góp phần giữ ổn định khớp gối. Dây chằng chéo trước bị rách khi chúng ta đặt chân xuống sàn sai tư thế;Do đổi hướng quá nhanh hoặc dừng lại một cách đột ngột.

Triệu chứng: Bị sưng đau tại vùng chấn thương; Khớp gối bị hạn chế vận động; Gây khó khăn khi đi lại.

- Cách điều trị: Khi gặp chấn thương rách dây chằng chéo trước, người bệnh thường phải tiến hành phẫu thuật để tái tạo dây chằng, đồng thời tập vật lý trí liệu để phục hồi khả năng vận động khớp gối.

Chấn thương rách dây chằng bên trong gối

Tình trạng chấn thương rách dây chằng bên trong gối xảy ra khi di chuyển và khớp gối bị đẩy sang một bên quá mức hoặc do đầu gối bị tổn thương.

- Dấu hiệu nhận biết: Bị sưng và đau nhức tại khớp gối; Mất ổn định khớp gối.

- Cách điều trị: Chườm đá lạnh, sử dụng băng ép, tập vật lý trị liệu. Trường hợp ảnh hưởng tới cấu trúc khác sẽ cần phải phẫu thuật.

Hội chứng bánh chè - đùi

Thường gặp khi tập thể thao, khi chạy bộ, chơi bóng chuyền… do vận động lặp đi lặp lại một động tác có thể gây tổn thương sụn.

Chấn thương thường gặp khi thể dục thể thao

Chấn thương vai và cánh tay

Tình trạng viêm gân khớp vai

Khớp vai là khớp có tỷ lệ bị chấn thương cao nhất do khớp này có biên độ vận động lớn nhất trong cơ thể.

Nguyên nhân gây chấn thương khớp vai thường do sự vận động quá mức hoặc do thực hiện động tác ném và đẩy lặp đi lặp lại.

Viêm gân chóp xoay

Viêm gân chóp xoay là loại viêm thường gặp nhất ở khớp vai.

Các triệu chứng viêm gân chóp xoay diễn ra từ từ với cơn đau ở vùng vai, sau đó có thể đau lan lên cổ hoặc đau ra phần mặt trước cánh tay.

Viêm đầu dài gân nhị đầu

Nguyên nhân gây viêm: Do vận động khớp vai quá mạnh, động tác lặp đi lặp lại nhiều lần. Cường độ, tần suất hoặc thời gian tập luyện tăng lên đột ngột.

Triệu chứng bị viêm đầu dài gân nhị đầu: Xuất hiện các cơn đau ở mặt trước vai, sau đó đau lan xuống vùng khuỷu tay.

Chấn thương thường gặp khi thể dục thể thao

Tình trạng viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay

Nguyên nhân: Do vận động quá mức; Thực hiện lặp đi lặp lại một động tác khi chơi các môn thể thao như đánh gôn, tennis, cầu lông, bóng bàn,...

Triệu chứng: Người bệnh bị đau nhức phía bên ngoài khuỷu tay. Tình trạng đau sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi, tuy nhiên nếu tiếp tục vận động thì tình trạng viêm sẽ nghiêm trọng hơn.

Điều trị các chấn thương trong thể thao

Trường hợp bị chấn thương thể thao cần đi khám bác sĩ: 

- Người bệnh có các triệu chứng đau nhức kéo dài trong nhiều ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.

- Xương hoặc khớp bị biến dạng, người bệnh không thể vận động như bình thường.

- Trường hợp chấn thương ở chân khiến người bệnh không thể chịu được trọng lượng cơ thể, đi lại gặp khó khăn.

- Vết thương bị sưng to hoặc sưng tấy nhiều và có dấu hiệu đổi màu da.

Chấn thương thường gặp khi thể dục thể thao

Phương pháp điều trị chấn thương thể thao được áp dụng phổ biến: Xoa bóp massage, vận động trị liệu vật lý trị liệu, phẫu thuật.

Để phòng ngừa các chấn thương thể thao thì việc tập đúng kĩ thuật, khởi động trước khi tập rất quan trọng. Các vận động viên cũng thường xuyên áp dụng sport massage, sử dụng ghế massage để giảm đau, thư giãn các cơ !

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Hiểu về tình trạng căng cơ quá mức

Căng cơ là tình trạng các cơ bắp bị kéo giãn quá mức, thậm chí có thể làm rách cơ. Căng cơ quá mức thường có nguyên ...

Phương pháp giúp làm dịu cơn đau đầu gối

Khi vận động mạnh hoặc chơi các môn thể thao thì việc giữ cho đầu gối luôn linh hoạt và tránh bị chấn thương là điều ...

Vai trò và mức độ hoạt động thể chất cần và ...

Hoạt động thể chất có vai trò rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe ngay lập tức và lâu dài. Vì vậy, nếu hoạt động thể chất ...

Xử lý các cơn đau cấp tính khi bị chấn ...

Rất nhiều người đam mê vận động đã từng gặp phải các chấn thương thể thao như bong gân, căng cơ, chấn thương ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...