Chế độ chăm sóc giúp hồi phục sau gãy xương

Những bệnh nhân bị gãy xương, sau khi điều trị cần được chăm sóc đúng cách thì xương mới phục hồi và nhanh liền trở lại. Vậy phương pháp khoa học để chăm sóc người bị gãy xương là gì? Chế độ ăn uống và luyện tập ra sao? Câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân xương bị gãy

Một số nguyên nhân chính khiến xương bị gãy:

- Gãy xương do bị chấn thương: Chấn thương gãy xương do tai nạn giao thông chiếm tới 50% tổng số ca gãy xương. Ngoài ra, gãy xương do bị tai nạn lao động, do chơi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày…

- Một số bệnh lý hiếm gặp hoặc bệnh bẩm sinh gây ra gãy xương.

- Do xương bị viêm, u xương cũng dễ dẫn tới gãy xương.

Triệu chứng khi bị gãy xương

gãy xương

Một số triệu chứng cơ năng của bệnh gãy xương là:

- Gặp các cơn đau: Người bị chấn thương dẫn đến gãy xương sẽ phải chịu các cơn đau, chỉ khi người bệnh bất động thì cơn đau mới giảm đôi chút.

- Triệu chứng giảm cơ năng: Triệu chứng này xuất hiện trong trường hợp gãy ít lệch hoặc gãy cành tươi.

- Trường hợp chi bị gãy rời sẽ khiến cơ năng mất hoàn toàn.

Ngoài ra, người có dấu hiệu gãy xương còn gặp một số triệu chứng khác như:

- Người bệnh sẽ bị sốc khi xương bị gãy lớn hoặc bị đa chấn thương.

- Sau chấn thương khoảng 24 - 48 giờ, sẽ xuất hiện các vết bầm tím.

- Sờ nắn nhẹ cũng có thể thấy đầu xương gãy gồ lên dưới da.

- Nghe tiếng lạo xạo trong xương

- Bị sưng nề hoặc bị tràn dịch khớp.

Di chứng do gãy xương để lại

Những người bị gãy xương thường lo lắng về sức khỏe của mình sau này liệu có bị ảnh hưởng? Có làm được việc nặng nữa không? Gãy xương có để lại di chứng gì không?...

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định: người bị gãy xương nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì khả năng để lại di chứng là rất cao. Di chứng sẽ ảnh hưởng tới mọi hoạt động hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống.

Một số biến chứng mà gãy xương có thể để lại như:

- Viêm xương: Đây được coi là di chứng khá nặng có thể xảy ra sau khi bị gãy xương và di chứng này rất khó chữa trị.

- Can lệch: Hiện tượng này là do đầu xương bị gãy đã liền lại nhưng bị lệch, nó sẽ gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày.

- Xương chậm liền: Bình thường, những người bị gãy xương sẽ có thể liền xương lại trong khoảng 5 tháng. Nhưng có những trường hợp qua 5 tháng mà xương vẫn không liền, như vậy bác sĩ sẽ phải sử dụng thủ thuật để ghép xương. Thủ thuật này là lấy thêm mẫu xương xốp nhỏ trám vào chỗ khuyết để xương nhanh liền, giúp người bệnh có thể hoạt động được.

- Khớp giả: Đây là tình huống ổ xương bị gãy quá 6 tháng nhưng vẫn không liền lại được.

- Xơ cứng hạn chế khớp: Di chứng này thường xảy ra ở những người bị gãy xương gần vùng khớp, cũng có thể do bó bột khiến người bệnh phải bất động trong thời gian dài, dẫn tới khớp bị cứng.

chăm sóc hồi phục sau gãy xương

Chăm sóc và phục hồi cho người sau khi bị gãy xương

Những người bị gãy xương, bác sĩ sẽ dựa trên vị trí và mức độ tổn thương mà đưa ra các phương pháp điều trị hợp lý, có thể có trường hợp phải bó bột, cũng có trường hợp phải làm phẫu thuật. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào thì người bệnh cũng cần được chăm sóc khoa học để phần xương bị gãy sớm liền lại.

Những món ăn cần kiêng cho người bị gãy xương

Chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đủ chất là rất quan trọng và cần thiết cho người bị gãy xương.

Một số thực phẩm người bị gãy xương nên ăn bao gồm:

- Các loại thực phẩm giàu canxi như: Rau chân vịt, măng tây, củ cải xanh, bông cải xanh, cải cúc, rau diếp, cần tây, rau ngót, mùng tơi… sữa không béo, cá hộp, rong biển, sữa đậu nành, sữa chua, hạnh nhân...

- Thực phẩm chứa nhiều magie có trong: Thịt, sữa, đậu tương, bơ, cá thu, cá chép, cá mú, lạc, khoai lang...

- Thực phẩm có nhiều kẽm: Hải sản, cá biển, ngũ cốc, trứng, bánh mì...

Ngoài ra, cần bổ sung cho người bị gãy xương những thực phẩm giàu vitamin như: vitamin B6, vitamin B12 giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe và mau chóng hồi phục các tổn thương xương.

Những đồ ăn, uống cần tránh theo lời khuyên của bác sĩ đó là:

- Tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá

- Hạn chế ăn các đồ chiên xào, đồ ăn nhiều dầu mỡ

- Không ăn đồ ngọt

- Không uống nước trà quá đặc sẽ không tốt cho quá trình liền xương.

Chăm sóc cho người bị gãy xương sau khi bó bột

Một số vấn đề cần lưu ý:

- Hãy thông báo cho bác sĩ khi phần chi bó bột bị căng, tức và sưng để bác sĩ có thể nới bột tránh bị chèn ép.

- Kê cao phần chi bó bột trong khoảng 72 giờ đồng hồ để giảm sưng nề. Có thể chườm đá lạnh để giảm đau và cần tập vậnđộng cơ để tránh cơ bị cứng.

- Luôn giữ cho bột khô ráo, tránh bột bị ẩm sẽ gây ngứa và kích ứng da.

- Luôn giữ cho bột sạch sẽ và vệ sinh sạch sẽ phần chi không bó bột

- Không dùng các vật dụng như que để gãi ngứa tránh viêm da và tổn thương phần da bó bột.

- Người bệnh tuyệt đối không tự ý cắt xén mép bột khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Cần đi khám nếu thấy phần da nơi mép bột bị trầy xước hoặc sưng đỏ.

Chăm sóc người mổ gãy xương

- Thường xuyên theo dõi người bệnh trong 24 giờ sau mổ để kịp thời phát hiện những tai biến do gây mê, phẫu thuật (nếu có) và báo ngay cho bác sĩ.

- Nếu vết mổ của bệnh nhân bị chảy máu cần báo cho bác sĩ.

- Nếu trường hợp vết mổ tiến triển tốt, chỉ sau 7 ngày là có thể cắt chỉ.- Hạn chế cho bệnh nhân ăn, uống những loại thức ăn nhiều đường, và tuyệt đối không ăn đồ lạnh, uống nước lạnh.

- Sau mổ, hãy kê cao chi bị tổn thương sẽ giúp giảm đau, giảm căng tức, đồng thời sẽ giảm bớt sự ứ máu tĩnh mạch gây sưng phù.

Một số biện pháp giúp phục hồi sau gãy xương

- Tập cử động khớp: giúp giảm khả năng co cứng khớp

- Tập duy trì sức cơ làm tăng sức căng của cơ

- Tập đi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

- Tập sinh hoạt hàng ngày

- Xoa nắn, massage vùng cơ xương: lưu ý chỉ nên xoa nắn nhẹ bằng tay, không dùng các loại dầu cao hay thuốc xoa bóp để tránh ảnh hưởng tới cơ xương. Chế độ nhiệt trên các ghế massage có thể hỗ trợ tuần hoàn máu và tăng cường trao đổi chất nhưng các tính năng khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình bình phục. Vì vậy việc sử dụng các loại máy massage, ghế massage tại nhà – nếu có, cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trên đây là một số chia sẻ về Chế độ chăm sóc giúp hồi phục sau gãy xương. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp các bạn bỏ túi được những thông tin cần thiết về tình trạng gãy xương và có được cách xử lý phù hợp trong trường hợp xảy ra với bản thân, hoặc 1 thành viên trong gia đình.

Mua 1 tặng 3
Để lại thông tin để nhận ngay ưu đãi lên tới 50%
Lưu ý : ưu đãi áp dụng tuỳ từng mẫu ghế
Bài viết liên quan

Dấu hiệu nhận biết xương liền sau bó bột

Bó bột là phương pháp phổ biến được sử dụng trong điều trị gãy xương. Khi tiến hành phương pháp này, người bệnh phải ...

Những điều cần lưu ý khi bị giãn dây chằng, ...

Ai cũng có thể bị giãn dây chằng và đau thắt lưng, tuy nhiên bệnh này phổ biến nhất  ở những người độ tuổi trung ...

Phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai là một trong những khớp lớn của cơ thể, khớp vai có tầm vận động rất rộng, nó bao gồm 5 khớp nhỏ: ...

Chấn thương dây chằng bả vai - Những điều ...

Dây chằng bả vai có cấu trúc nhằm giúp các vận động của cơ thể linh hoạt hơn, tuy nhiên đây cũng là vùng rất dễ bị tổn ...
Chính sách
Chính sách trả góp Mua trả góp qua thẻ tín dụng ngân hàng, không lãi suất, không chứng minh thu nhập, không thế chấp tài sản.
Chính sách bảo hành Thời gian bảo hành ghế massage là 6 năm. Bảo hành những lỗi hỏng hóc, sự cố kỹ thuật xảy ra do lỗi của nhà sản xuất.
Chính sách đổi trả Sản phẩm lỗi do nhà sản xuất : Miễn phí đổi sản phẩm khác có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị sản phẩm lỗi, khách hàng bù tiền chênh lệch nếu có.
Chính sách vận chuyển Miễn phí vận chuyển và lắp đặt khi mua các sản phẩm ghế massage toàn thân Okasa trên toàn quốc.
Loading...