Viêm quanh khớp vai là một trong những khớp lớn của cơ thể, khớp vai có tầm vận động rất rộng, nó bao gồm 5 khớp nhỏ: Khớp vai chính; Khớp mỏm cùng cánh tay; Khớp mỏm cùng - xương đòn; Khớp ức đòn; Khớp bả vai - lồng ngực.
Khớp vai là nơi liên quan tới các gốc thần kinh vùng cổ, lưng. Vì vậy nếu đốt sống cổ, trung thất, hoặc lồng ngực bị viêm gân, viêm bao khớp…thì sẽ ảnh hưởng tới khớp vai. Tất cả những phần mềm như dây chằng, gân cơ, bao hoạt dịch hoặc bao khớp bị tổn thương đều được tính là viêm khớp vai.
Những nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm quanh khớp vai, tuy nhiên các chấn thương và vi chấn thương là nguyên nhân chính:
- Do bệnh nghề nghiệp: những người làm việc gắn liền với máy móc gây rung khớp trong thời gian dài, người thường xuyên phải giơ tay cao > 90độ, học sinh và người làm việc văn phòng có thói quen chống tay lên bàn…
- Do tuổi tác khiến viêm gân, thoái hóa gân
- Người có tiền sử bị gãy xương
- Khớp vai bị kéo giãn quá mức
- Khi chơi thể thao khớp vai bị vận động đột ngột
- Người lạm dụng thuốc ngủ, phải dùng thuốc kháng lao…
Ngoài ra, viêm khớp vai còn do các nguyên nhân gián tiếp:
- Bị viêm khớp vai sau đột quỵ não
- Thoái hóa cột sống cổ
- Thoát vị đĩa đệm
- Người mắc các bệnh ở phổi, màng phổi, hoặc trung thất
- Người bị một số bệnh lý khác: Tim mạch, hô hấp, thần kinh,tiểu đường, ung thư vú…rất dễ vị viêm khớp vai.
Triệu chứng nhận biết viêm quanh khớp vai
Có 3 thể được nhận biết dựa theo mức độ tổn thương:
Viêm quanh khớp vai đơn thuần
Là bệnh phổ biến nhất của viêm khớp vai, nó được coi là bệnh mãn tính. 90% người bị viêm khớp vai đơn thuần có các dấu hiệu:
- Xuất hiện cơn đau ở mỏm cùng vai, đau gân cơ rồi tới đầu cánh tay, mặt ngoài vai và mặt trước xương cánh tay cũng bị đau.
- Cơn đau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi và thường đau nhiều vào ban đêm, lúc này khớp vai không hoạt động nên nơi viêm sẽ bị phù nề, đồng thời chính tư thế ngủ của người bệnh cũng làm cơn đau gia tăng.
- Ấn mạnh, giang tay hoặc giơ tay đều cảm thấy đau
- Vùng khớp vai không có dấu hiệu sưng nóng đỏ
- Không phát hiện bất thường khi chụp X-quang khớp vai
- Siêu âm phát hiện khớp vai có dịch quanh bao gân nhị đầu
- Vận động nơi khớp vai bị hạn chế hoặc không thể vận động.
Thông thường các cơn đau ở thể viêm quanh khớp vai đơn thuần sẽ giảm dần rồi biến mất, tuy nhiên nó cũng rất dễ tái phát.
Viêm khớp vai thể đông cứng
Khớp vai bị co cứng gây đau và làm hạn chế các vận động nơi khớp vai.
Thể này có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Người bệnh có biểu hiện bị đau khớp vai đơn thuần, cơn đau có thể kéo dài trong vài tuần.
- Giai đoạn đông cứng: Giai đoạn này người bệnh ít bị đau nhưng lại bị hạn chế các vận động, thời gian có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm.
- Giai đoạn hồi phục: Các cử động của khớp vai dần trở lại bình thường và không để lại di chứng.
Hội chứng vai - tay
Khi viêm khớp vai ở thể đông cứng, nếu khớp vai bị tổn thương và bàn tay bị rối loạn thần kinh vận mạch thì được gọi là hội chứng vai – tay. Hội chứng này có biểu hiện:
- Bàn tay bị phù cứng và lan lên một phần cẳng tay
- Vùng da có màu đỏ tía hoặc tím
- Đau, buốt bàn tay cả ngày và đêm
- Móng tay bị mỏng, giòn và rất dễ gãy
- Ngón tay bị gấp
- Các cơ của bàn tay bị teo
- Mọi cử động bàn tay và ngón tay bị hạn chế.
Hội chứng vai - tay có thể kéo dài từ 6 tháng - 2 năm, các triệu chứng sẽ giảm dần và rồi khỏi hẳn. Tuy nhiên, di chứng mà thể bệnh này để lại chính là teo vai - cánh tay gây hạn chế vận động bàn tay.
Điều trị bệnh viêm quanh khớp vai
Điều trị nội khoa
Người bệnh sẽ được bác sĩ kê thuốc điều trị bao gồm:
- Thuốc giảm đau chống viêm có hoặc không steroidnhư depomedrol hoặc diprospan, dùng đường uống hoặc tiêm bắp.
- Dùng thuốc tê phong bế tại chỗ.
- Ngoài ra, có thể dùng phương pháp điều trị tích cực nguyên nhân gây bệnh gián tiếp từ xa.
Sử dụng phương pháp vật lý
- Dùng nhiệt tại chỗ paraffin chống đau mềm gân
- Dùng sóng ngắn kháng viêm
- Ngăn ngừa dính cứng tắc nghẽn bằng chiếu sóng siêu âm
- Dùng điện di novocain hay salicylategiúp giảm đau kháng viêm
- Giảm đau bằng điện xung.
Phương pháp kéo nắn
Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao khi bị viêm khớp vai thể đông cứng tắc nghẽn.
- Trước tiên, người bệnh sẽ được khám để xác định vùng bao khớp co cứng
- Khớp vai được kéo giãn kết hợp chỏm xương cánh tay sẽ được đẩy về cùng phía bao khớp co cứng.
- Để làm giãn phần bao khớp co cứng, đồng thời giải phóng tình trạng kẹt khớp cần lực kéo khoảng 7 - 10kg là vừa đủ.
Tập vận động khớp vai
Biện pháp này rất quan trọng giúp tình trạng viêm khớp vai nhanh hồi phục.
- Tập thụ động: Người bệnh có thể nằm ngửa hoặc sấp, sau đó bác sĩ sẽ hỗ trợ tập động tác gấp, khép, xoay, nâng và duỗi khớp vai…
- Tập chủ động: Bệnh nhân tự vận động, thực hiện động tác đưa vai ra trước, ra sau, lên trên, dạng ngang hoặc khép vào trong.
- Tập có dụng cụ: có thể tập với gậy, sợi dây, hay ròng rọc...
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được điều trị bằng các phương pháp khác như: châm cứu, thủy châm thuốc hoặc phẫu thuật, massage liệu pháp, sử dụng ghế massage hoặc máy massage tại nhà, sử dụng thiết bị phục hồi chức năng 3 in 1, 4 in 1.
Trên đây là một số chia sẻ về Phương pháp điều trị viêm quanh khớp vai từ Okasa. Viêm quanh khớp vai không phải là bệnh nguy hiểm cho tính mạng con người nhưng nó gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày và khả năng lao động, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Viêm khớp quanh vai nếu không được điều trị tốt có thể gây nguy cơ hạn chế vận dộng thậm chí là tàn phế.